Phải làm gì để ngăn cúm gia cầm không trở thành đại dịch?

Sự kiện: Sống khỏe

“Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc tìm ra một loại vắc-xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai”, Giáo sư Berger nói.

Việt Nam là một trong số ít các nước có khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người. Vắc xin do Việt Nam sản xuất không chỉ cung cấp đủ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng mà còn xuất khẩu và được quốc tế ghi nhận.

Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển việc nghiên cứu khoa học và sản xuất vắc xin tạo ra sản phẩm vắc xin phòng bệnh cho người an toàn, hiệu quả, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu về các loại vắc xin khác dựa trên những kiến thức của các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.

Các nhà khoa học về vắc-xin hàng đầu thế giới đến từ Đại học Bristol, Anh Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát mới dịch cúm gia cầm và bệnh dại trên thế giới.

Các nhà khoa học về vắc-xin hàng đầu thế giới đến từ Đại học Bristol, Anh Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát mới dịch cúm gia cầm và bệnh dại trên thế giới.

Tại buổi chia sẻ thông tin “Thúc đẩy nghiên cứu vắc xin, công nghệ đột phá cho tương lai vắc xin của Việt Nam và các vấn đề liên quan” diễn ra ngày 26/11, các nhà khoa học về vắc-xin hàng đầu thế giới đến từ Đại học Bristol, Anh Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát mới dịch cúm gia cầm và bệnh dại trên thế giới với đại diện Bộ Y tế.

Các nhà khoa học đã chia sẻ những kiến thức mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát mới dịch cúm gia cầm và bệnh dại trên thế giới đồng thời phát triển các loại vắc-xin mới có chi phí thấp, phù hợp với người dân ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình.

Giáo sư Imre Berger, Giám đốc Trung tâm Vi Sinh vật học Max Planck Bristol Centre for Minimal Biology (Đại học Bristol) cho rằng, các nước đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, có một khả năng to lớn sản xuất được vắc-xin để đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi điều này trước đây đã bị cản trở do khó khăn trong việc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến về vắc-xin.

“Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc tìm ra một loại vắc-xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai”, Giáo sư Berger nói.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch của Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế cho biết: “Là nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu tại Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn, loại trừ và dần thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp người dân loại trừ bệnh tật.

WHO đã tổ chức đánh giá nguy cơ các trường hợp mắc virus cúm gia cầm thường có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm; virus cúm gia cầm hiện chưa có khả năng lây truyền bền vững từ người sang người, song nguy cơ bị nhiễm bệnh của hành khách khi đến hoặc trở về từ vùng dịch là hoàn toàn có thể.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới, vào dịp cuối năm và mùa lễ hội, nhu cầu tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng. Vì vậy, có nguy cơ ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người nếu không áp dụng các biện ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm trên người.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc….

Nguồn: [Link nguồn]

8 quan niệm sai lầm điên rồ về vắc xin sởi nhưng cha mẹ vẫn tin sái cổ

Vắc xin sởi gây bệnh tự kỷ là 1 trong những thông tin sai lệch mà nhiều người vẫn tin là đúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN