Nín thở ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng cho bệnh nhân có HIV

Sự kiện: Sống khỏe

PGS Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ trong khoa vừa tiến hành phẫu thuật ca bệnh lóc tách động mạch chủ cho một bệnh nhân HIV nguy hiểm.

Nín thở ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng cho bệnh nhân có HIV - 1

Bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa Phẫu thuật tim mạch

Ca bệnh đặc biệt

Sau ca mổ thành công hơn 1 tuần, đến nay các bác sĩ và điều dưỡng khoa tim mạch vẫn thấy trường hợp của bệnh nhân nữ người Hải Phòng bị HIV này là ca “vượt qua chính mình” của các bác sĩ.

PGS Ước tâm sự, so với các ca bệnh khác, ca này về mặt phẫu thuật không khó vì Bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật lóc tách động mạch chủ trở thành thường quy. Cái khó ở đây là bệnh nhân bị HIV, ca mổ lâu và mổ mở, trao đổi ô xy ngoài cơ thể.Môi trường phẫu thuật của bác sĩ là máu và dịch tiết, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi HIV là bệnh lây qua đường truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn nên với ca mổ dài 8 -9 tiếng, nhiều trang thiết bị thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Tuy nhiên, PGS Ước đã động viên anh em trong khoa phải vượt lên chính mình. Bệnh nhân bị HIV từ năm 2000 và đến năm 2005 đã điều trị ARV. Cách đây không lâu bệnh nhân bị lóc tách động mạch chủ bán phần gây đau đớn và đi khám. Bác sĩ tư vấn về ca phẫu thuật khó nên bệnh nhân xin về nhà.Ở nhà, tình trạng lóc tách động mạch nguy hiểm hơn, bệnh nhân đã quyết định lên gặp trực tiếp Giám đốc Bệnh viện Việt Đức là Giáo sư Trần Bình Giang tư vấn xin mổ. Ban lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức đã chẩn đoán và quyết định mổ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân là người làm cho tổ chức nước ngoài về phòng chống HIV nên cũng rất có nhiều kiến thức và trường hợp này cũng được các tổ chức nước ngoài quan tâm nên các bác sĩ phải cố gắng.

Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật và cấp cứu cho bệnh nhân có HIV là bình thường nhưng đó là những ca mổ ngắn, cùng lắm 2 tiếng. Còn ca mổ này dài nên bác sĩ phải chuẩn bị rất nhiều.

Nín thở ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng cho bệnh nhân có HIV - 2

PGS Ước chia sẻ về ca bệnh 

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà – Phòng hồi sức, Khoa phẫu thuật tim mạch là người chăm sóc theo dõi sát ca mổ tâm sự: Khi các thầy trong khoa hội chẩn mổ cho bệnh nhân có H là ca đại phẫu, nhiều bác sĩ cũng né bởi vì bệnh HIV vẫn khiến người ta sợ.Để thực hiện ca mổ, các thiết bị phải được chuẩn bị riêng và phòng hồi sức sau mổ phải cách ly để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất, tránh phơi nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều dưỡng Hà cho biết, chị và đồng nghiệp bố trí phòng mổ, các thiết bị phải đánh dấu thật kỹ để còn tiến hành hấp, xử lý. Nhưng thiết bị tiêu hao hay quần áo mổ dùng một lần rồi bỏ đi hết.

PGS Ước là người đứng mổ chính. 8 tiếng với ông cũng là bình thường vì có những ca mổ hơn 10 tiếng. Tuy nhiên, PGS Ước kể, vì bệnh nhân có HIV, dù xét nghiệm lượng vi rút thấp nhưng khi mổ bác sĩ vẫn rất cẩn thận. Dao mổ cầm và trao tay cẩn thận, chỉ khâu cũng tương tự.Bệnh nhân phải lọc máu ngoài cơ thể để đưa ô xy vào máu do phổi tạm ngưng hoạt động. Lúc này, việc xử lý cũng rất thận trọng. Những ca mổ khác chỉ 5 – 6 người. PGS Ước cho biết ca mổ đặc biệt này lên tới 12 người.

Đến nay, bệnh nhân tiến triển tốt và vài ngày nữa có thể ra viện. PGS Ước và các đồng nghiệp của ông chia sẻ, đây là trường hợp được quan tâm bởi vì tính nhân văn và dù là bệnh nhân có H vẫn được điều trị như bệnh nhân thường.

Căn bệnh nguy hiểm

Lóc tách động mạch chủ là bệnh nguy hiểm nhất của bệnh nhân tim mạch, lóc toàn bộ mạch máu từ tim đi ra đến động mạch đùi. Bệnh nhân sẽ rất đau và 90% bệnh nhân sẽ tử vong sau 4 ngày bị lóc tách.

Phần lớn nguyên nhân là do bệnh lý xơ vữa mạch máu của người già, có người 40 tuổi đã bị nhưng hầu hết là người trên 40 tuổi. Đây là bệnh lý cấp cứu phức tạp nhưng hiện nay các trung tâm tim mạch lớn đều mổ được. 10 năm trước chỉ có BV Việt Đức dám mổ được vì tỷ lệ tử vong 50%. Bây giờ các bác sĩ đã khống chế ở mức 15% tử vong. Đây là tín hiệu rất tốt!

100 y bác sĩ “cân não” ghép gan cứu sống bệnh nhân xin về chờ chết

Đây không chỉ là ca bệnh khó nhất trong 36 trường hợp được ghép gan tại BV Việt Đức, mà là một ca khó trên các trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.Thúy (Infonet)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN