Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc

Theo các bác sĩ, rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là rối loạn cảm xúc) là chứng bệnh tâm lý xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới.

Trao đổi với PV, TS.Nguyễn Hữu Chiến Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho hay, rối loạn cảm xúc lưỡng cực khá phổ biến với tỷ lệ khoảng 0,5% dân số. Đây là một bệnh tâm thần nội sinh xuất hiện có tính chất chu kỳ với các cơn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ nhau.

Căn bệnh nàu khiến không ít trường hợp phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, tuổi teen là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất trong tổng số ca mắc chứng bệnh này.

Cách đây không lâu, viện Tâm thần Quốc gia đã tiếp nhận bệnh nhận Nguyễn Tấn H. (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc cao độ. Khởi phát của cơn sang chấn cảm xúc là do sự ra đi đột ngột của người cha. Vốn được bố chiều chuộng nên sự ra đi của cha quá đột ngột khiến H. bị những cơn sang chấn tâm lý.

Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc - 1

Trẻ bị rối loạn cảm xúc ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa.

Một thời gian dài sau đám tang của bố, H. sống khép mình, gần như người thân không nhìn thấy cậu cười bao giờ. Lúc nào cậu cũng lầm lì, buồn rầu, ức chế. Điều đặc biệt, H. không còn thích thú với những sở thích trước đây, chán nản, bi quan, tuyệt vọng… khiến mẹ cậu như thắt từng khúc ruột.

Không những thế, cậu còn hành xác và đỉnh điểm là lần cậu lấy dao rạch tay tự sát hụt khiến người thân tá hỏa đưa vào nhập viện tâm thần. Các bác sỹ chẩn đoán cậu bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Theo các bác sĩ, rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là rối loạn cảm xúc) là chứng bệnh tâm lý xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới. Rối loạn cảm xúc là tình trạng rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi bất ổn về tinh thần. Bệnh mang tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột độ) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm) và ngược lại một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, do tính bất ổn định của bệnh, các trạng thái rối loạn cảm xúc luân phiên nhau thường thay đổi một cách bất ngờ không hề báo trước.

Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc - 2

Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều. Ảnh minh họa.

Theo TS.Chiến, trạng thái đầu tiên của bệnh là cảm giác buồn bã; đánh mất ý chí, nghị lực; thờ ơ với cuộc sống cũng như mất đi những thú vui hằng ngày; xuất hiện những ý nghĩ bi quan, đau khổ, tang tóc về cuộc sống và thế giới xung quanh; dằn vặt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ; tự cho mình là vô dụng dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát. Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều.

Cùng với sự tác động từ cảm xúc, cơ thể người bệnh cũng phát ra những dấu hiệu như: Chán ăn, mất ngủ, gầy sút; hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên; không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi hơn so với thói quen hằng ngày. Vì thế, khi con có những biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám ngay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo N.Giang (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN