Những người thèm mấy cũng tuyệt đối không nên ăn dứa để tránh rước bệnh vào người

Sự kiện: Sống khỏe

Dứa là trái cây rất giàu vitamin nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. 

Quả dứa có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp, dễ mua, giá thành rẻ chính vì vậy đây là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được loại quả này.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, những đối tượng sau không nên ăn quả dứa.

Người bị bệnh dạ dày

Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Những người thèm mấy cũng tuyệt đối không nên ăn dứa để tránh rước bệnh vào người - 1

Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa.

Người đái tháo đường

Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người huyết áp cao

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu

Trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

Nhiều người sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn bị dị ứng vì một loại men trogn quả dứa kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở, nổi mề đay.

Người có tiền sử bị “say dứa”, ngộ độc dứa

Khi ăn dứa, chúng ta cần chú ý đề phòng một căn bệnh rất thường gặp trong mùa dứa chín đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Người đói, nôn nao, khó chịu

Nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột sẽ khiến bụng đau quặn hơn.

Người hay bị ngộ độc

Đối với những người hay bị ngộ độc cũng không nên ăn dứa. Tuy nhiên, sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yếu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

Không nên ăn đồ ngọt khi đói, vì sao?

Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên ăn đồ ngọt lúc bụng đang đói cồn cào, vì điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN