Những bộ phận của tôm không nên ăn kẻo hại thân

Sự kiện: Sống khỏe

Tôm là thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng song không phải bộ phận nào của tôm cũng nên ăn.

Tôm được xếp vào loại hải sản có số lượng tiêu thụ phổ biến trên thế giới vì chúng khá bổ dưỡng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trong 100 g tôm chứa 17-20 g protein và nhiều vitamin khoáng chất khác như selen, vitamin B12, omega-3, canxi giúp tái tạo năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương khớp, tim mạch. Đặc biệt, tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.

Tôm tuy bổ dưỡng nhưng các chuyên gia cảnh báo có một số bộ phận của tôm bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.

Đầu tôm

Đầu tôm tiềm ẩn nhiều ký sinh trùng và các kim loại nặng. 

Đầu tôm tiềm ẩn nhiều ký sinh trùng và các kim loại nặng. 

Nhiều người cho rằng đầu tôm rất bổ dưỡng, trong đó mắt tôm tốt cho thị lực và não bộ. Nhiều bà nội trợ còn có thói quen để nguyên đầu tôm hoặc cắt đầu tôm ra giã nấu canh. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.

Trên thực tế đầu là phần chứa chất thải của tôm nên tiềm ẩn nhiều ký sinh trùng và tích tụ các kim loại nặng như asen. Với phụ nữ mang thai, độc tính của asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người tiêu dùng khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng bị nhiễm kim loại nặng, các chất độc hại.

Vỏ tôm

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc rất ít, phần thịt mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Ngoài ra, vỏ tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc vỏ.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Chỉ tôm thường chỉ nhìn thấy rõ ở những con tôm to. Thông thường ăn chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ chỉ tôm để món ăn được ngon miệng, không có cảm giác lạo xạo cũng như yên tâm hơn.

Ngoài ra cần ghi nhớ một số lưu ý khi ăn tôm như sau:

- Không nên ăn quá nhiều tôm vì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và tiêu chảy.

- Tôm nên được nấu chín kỹ để hạn chế nhiễm giun sán và ký sinh trùng gây ngộ độc.

- Sản phụ vừa sinh con nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành sẹo lồi. Trẻ em không được ăn vỏ tôm do dễ bị hóc hoặc tổn thương cổ họng.

- Người đang bị ho, dị ứng, đau mắt đỏ, hen suyễn nên kiêng hoặc hạn chế ăn tôm.

- Không nên kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C vì vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán độc tố dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực phẩm không nên ăn khi đang quá đói

Quả bơ, rau sống, thịt đỏ,…là những thực phẩm chúng ta không nên ăn khi đang quá đói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hoa ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN