Nhập viện vì suốt ngày ăn trứng

Sự kiện: Tin ngắn

TS Vũ Trường Khanh – Phó trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thói quen ăn uống mất cân đối đang là nguy cơ gia tăng bệnh tật ở mọi người.

Nhập viện vì suốt ngày ăn trứng - 1

Trứng thực phẩm thiết yếu nhưng phải ăn đúng, đủ 

Nhập viện vì ăn 5 – 6 quả trứng mỗi ngày

Tự hào một tháng con ăn hết 100 quả trứng, chị Nguyễn Thị Huế trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cứ nghĩ đó là tốt cho con vì ăn trứng lành và dễ ăn. Nào ngờ, đến khi 15 tuổi con của chị đã bị hàng loạt các bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.

Chị Huế kể, từ khi sinh ra con chị đã ít ăn thịt, thích ăn trứng nên chị để con ăn theo sở thích của mình. Sáng ngủ dậy cháu ăn 3 quả trứng luộc hoặc trứng ốp la. Ngày nào cũng ăn như thế thành thói quen. Nếu hôm nào không ăn trứng, đến tối cháu lại nói thèm trứng và đi luộc trứng ăn. Chị Huế cứ nghĩ lòng trắng trứng không tốt nên thấy con chỉ ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng trứng chị thấy an tâm.

Gần đây, cháu có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn. Chị cho con đi khám mới phát hiện cháu bị máu nhiễm mỡ, gan cũng nhiễm mỡ trong khi cân nặng rất bình thường so với trẻ khác. Kể về chế độ ăn uống, bác sĩ cho biết thói quen này rất nguy hiểm bởi lạm dụng trứng. 

TS Khanh kể ông đã gặp có một cụ vào nhập viện vì ngày ăn 5 – 6 quả trứng. Các cụ già răng yếu càng thích ăn trứng. Đây cũng chính là lý do nhiều người dù không béo nhưng máu và gan nhiễm đầy mỡ, gây ra rối loạn lipit.

Trường hợp của ông Trần Văn Hưởng 74 tuổi, trú tại Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông, Hà Nội cũng nhập viện vì đọng mỡ tạng. Cách đây 4 tháng, ông Hưởng đi khám được bác sĩ cảnh báo máu nhiễm mỡ cao trên 7,8. Ngoài ra gan và các cơ quan khác cũng bị nhiễm mỡ. Ông Hưởng về nhà thực hiện ăn kiêng. Ban ngày ông ăn sáng và trưa, buổi tối ông không ăn cơm mà quay sang ăn bánh quy cộng với 3 quả trứng luộc.

4 tháng sau, ông đi kiểm tra lại máu nhiễm mỡ vẫn tăng cao mà các cơ quan ngũ tạng đều bị đọng mỡ. Nếu không thay đổi chế độ ăn thì nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dù rất sợ đột quỵ nhưng ông Hưởng cũng không biết nên ăn như thế nào cho hợp lý. Khi được bác sĩ tư vấn, ông mới ngớ người ra vì khi ăn trứng ông bỏ lòng trắng trứng chỉ ăn lòng đỏ vì tưởng lòng trắng chứa nhiều cholesterol.

Khi nào nên ăn trứng?

Theo tiến sĩ Khanh, trứng là thực phẩm dễ ăn nên được các bà nội trợ ưu tiên trong mâm cơm hàng ngày với các món đa dạng. Đặc biệt, chúng ta thường chọn trứng để bồi bổ cho những người ốm yếu. Tuy nhiên nếu lạm dụng trứng thì bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân.

TS Khánh cho biết nhiều người còn cho rằng lòng đỏ trứng gà tốt, nhiều đạm nên bổ sung bằng cách này nhưng trên thực tế, chỉ ăn lòng đỏ trứng không sẽ nguy hiểm hơn vì lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng có thể biến những người sức khỏe bình thường trở thành bệnh nhân.

Mỗi quả trứng trung bình 17 gram chứa tới 220 mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axit bão hòa, trong khi nhu cầu của cơ thể một người trong ngày không nên hấp thụ quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Do vậy, nếu ăn 2 lòng đỏ mỗi ngày đã vượt quá mức cho phép, còn ăn cả lòng trắng trứng thì sẽ nguy hiểm hơn.

Đánh giá về tác dụng của quả trứng, theo PGS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, trứng là thực phẩm thiết yếu và ai cũng nên ăn trứng tuy nhiên phải ăn với lượng vừa phải. PGS Mai cho biết trung bình trẻ nhỏ ăn 3 – 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần. Nếu không ăn trứng thì sẽ gây ra tình trạng đãng trí ở người già.

Ngoài ra, theo PGS Mai, với những người lượng cholesteron máu thấp thì càng phải ăn trứng để cải thiện lượng cholesterol máu thấp. Nếu lượng cholesterol máu thấp cũng gây nguy hiểm chẳng kém gì cholesterol máu cao. Với những người có cholesterol máu thấp có thể ăn mỗi ngày quả trứng trong 2 tháng sau đó đi kiểm tra lại lượng cholesterol. Nếu vẫn thấp thì ăn thêm trứng, đủ rồi thì giảm bớt tuần ăn 2 – 3 quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ph.Thúy (Infonet)
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN