Nguy cơ tử vong từ nhiễm khuẩn bệnh viện

Không ít bệnh nhân khi nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện khiến thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị lớn, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Anh Vũ Văn Bách, 50 tuổi ở Nam Định mắc bệnh viêm phổi phải nhập viện điều trị 2 tháng. Suốt thời gian anh Bách nằm viện, chị Liên (vợ anh Bách) phải theo anh để thăm nuôi. Khi anh Bách khỏi bệnh cũng là lúc chị Liên đổ bệnh có liên quan đến hô hấp. Các bác sĩ nói trường hợp của Liên có thể do nhiễm khuẩn từ những ngày chăm sóc chồng tại bệnh viện.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Nền mổ ruột thừa dự kiến sẽ được ra viện sau một tuần nhưng không may bị nhiễm trùng vết mổ khiến thời gian nằm viện kéo dài thêm từ 9-24 ngày. Được biết, trong những ngày nằm viện người nhà chị Nền lấy chiếu trải xuống đất sau đó cũng chiếc chiếu ấy phủ lên giường bệnh cho chị Nền nằm. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần mang nguồn vi khuẩn gây bệnh cho bệnh nhân.

Nguy cơ tử vong từ nhiễm khuẩn bệnh viện - 1

Bệnh nhân phải kéo dài thời gian điều trị do nhiễm khuẩn bệnh viện. (Ảnh: Thu Trịnh)

Lý giải về tình trạng nhiễm khuẩn tại bệnh viện, ThS. Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng: “Ngoài các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện như do cơ địa của chính người bệnh (người già, trẻ sơ sinh non yếu, người mắc bệnh mãn tính phải nằm viện kéo dài, người phải trải qua nhiều can thiệp xâm lấn vào cơ thể), bệnh viện quá tải, nhân viên y tế thiếu, phòng ốc quá chật hẹp, công tác chăm sóc, điều trị chưa được đảm bảo vô trùng còn một yếu tố quan trọng là thân nhân bệnh nhân!”.

Các chuyên gia y tế cho rằng, nhiễm khuẩn bệnh viện do người bệnh mắc phải trong thời gian dài nằm viện. Nhiễm khuẩn không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nhập viện, do vi khuẩn gây nên và thường xuất hiện sau 48 giờ nhập viện. Hậu quả từ nhiễm khuẩn bệnh viện được các chuyên gia y tế đưa ra đối với bệnh nhân như tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng số ngày và chi phí điều trị...

Nói về vai trò của nhiễm khuẩn bệnh viện trong công tác khám chữa bệnh, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định trong Hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn  rằng: “Nhiễm khuẩn bệnh viện làm giảm uy tín và lòng tin của nhân dân đối với các cơ sở y tế. Để hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế đang là một thách thức lớn đối với các bệnh viện”.

Nhiễm khuẩn bệnh viện để lại hậu quả lớn cho người bệnh và thân nhân người bệnh nên trách nhiệm phòng, chống không chỉ của riêng bệnh nhân, nhân viên y tế mà còn là của cả xã hội.

Khi có bệnh nhân nằm viện không nên có quá nhiều người thân đi theo chăm sóc và mang những vật dụng như chai, lọ, chén bát có nguy cơ thành vật chứ người bệnh.

Người nhà bệnh nhân tuyệt đối không dùng chiếu đã trải dưới đất để trải lên giường bệnh, không nên mua thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Người nhà bệnh nhân cần tuân thủ quy định vệ sinh vô khuẩn khi tham gia chăm sóc người bệnh như: Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Trịnh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN