Người từng bị quai bị, nếu không muốn vô sinh cần lưu ý điều này

Quai bị sẽ dẫn tới teo tinh hoàn, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh.

BS CK II Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện nam học và hiếm muộn hà nội tiếp nhận và khám cho bệnh nhân đến khám do viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn , chậm sinh con hoặc vô sinh đều có tiền sử bị quai bị .

Bệnh nhân bị sưng to một bên má, lệch mặt như đeo bị, bên trên quai hàm (dân gian gọi là quai bị). Sau vài ngày, bên má này giảm sưng thì có thể sưng to má bên kia. Do virus tấn công vào tuyến nước bọt.

Đặc biệt chỗ má sưng không hóa mủ (chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến nước bọt. Sốt cao 39 -40 độ, kéo dài 3 – 4 ngày. Bệnh nhân có thể khó chịu nhức đầu, đau trước tai , đau khi nhai nuốt : kéo dài 2 – 3 ngày

Người từng bị quai bị, nếu không muốn vô sinh cần lưu ý điều này - 1

Quai bị có thể gây vô sinh nếu không biết cách phòng và chữa.

Có những trường hợp có những triệu chứng không điển hình, bệnh nhân tưởng nhầm là bệnh khác hoặc bỏ qua giai đoạn điều trị. Các thể không điển hình :

Quai bị có thể lây lan qua đường hô hấp, đường ăn uống, nói to hắt hơi, qua giọt nước bọt. Do đó dễ truyền bệnh cho người khác. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn , mào tinh hoàn chiếm 20 -25% ở người sau tuổi dậy thì, viêm cơ tim, tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác ( đưa đến giảm thị lực tạm thời), viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Một trong các biến chứng của quai bị dẫn đến teo tinh hoàn, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng dẫn đến hiếm muộn và vô sinh.

Phần lớn các bệnh nhân đến BV Nam học và Hiếm muộn sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh quai bị hoặc có tiền sử quai bị gây viêm teo tinh hoàn và dẫn đến vô sinh. Khám lâm sàng phát hiện thấy 93.1% (tương ứng 54 trường hợp) có teo tinh hoàn, trong số đó, teo tinh hoàn 2 bên là 49 trường hợp (90.7%) và teo tinh hoàn 1 bên là 5 trường hợp (9.3%). Và tất cả các trường hợp đều thấy mật độ tinh hoàn mềm, nhẽo nên tiên lượng khả năng sinh tinh sẽ khó.

Do đó, những người từng bị quai bị nếu không muốn bị vô sinh nên phòng và chữa bệnh bằng cách hạn chế đi lại, không tập thể dục thể thao, kiêng vận động mạnh, nằm nghỉ ngơi tại giường để giảm đau, sưng tinh hoàn, viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn. Bệnh nhân hạn chế đến những nơi tập trung đông người (xe bus, trường học, siêu thị…), nếu bắt buộc nên đeo khẩu trang để hạn chế lây lan ra cho cộng đồng; dùng vitamin C và nhóm B tăng cường thể lực, vệ sinh răng miệng; Không rượu bia, ăn uống nhẹ; không quan hệ tình dục.

Những người chưa bị quai bị nên tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị (vắc xin dịch vụ, người tiêm tự chi trả kinh phí), vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.

Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác. Khi bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

BS Lợi khuyến cáo, các bạn trẻ trong độ tuổi sinh sản cần hiểu biết về bệnh quai bị, điều trị và phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm với cộng đồng, và nguy cơ cho bản thân.

Nhiều người nhầm quai bị với bệnh nguy hiểm

Cả nhà mắc quai bị nên khi có dấu hiệu đau đầu, sốt, sưng mang tai, chị Hồng Hà (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tự mua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vô sinh hiếm muộn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN