Người đàn ông 56 tuổi qua đời vì ung thư bàng quang, bác sĩ nhắc nhở cần chú ý 3 bất thường này ở nước tiểu

Ông Vương (56 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối và qua đời nửa năm sau đó.

Ông Vương làm công việc trang trí trong nhiều năm và ông thường tiếp xúc với thuốc nhuộm, sơn trong công việc hằng ngày.

Mấy tháng gần đây, ông thấy đau tức vùng bàng quang, tiểu khó nhưng không để ý, nghĩ chỉ là một số bệnh lý thông thường của hệ tiết niệu. Tuy nhiên, những triệu chứng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và ông bắt đầu cảm thấy không khỏe, bị tiểu máu. Lúc này ông mới nhận ra tình hình nghiêm trọng hơn mình nghĩ nên đến bệnh viện.

Qua một loạt các kiểm tra, bao gồm xét nghiệm nước tiểu và nội soi bàng quang, bác sĩ phát hiện ra rằng ông Vương đang mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Vì các tế bào ung thư đã lan ra các mô và hạch bạch huyết xung quanh nên việc điều trị rất khó khăn.

Trong vài tháng sau đó, tình trạng thể chất của ông Vương dần xấu đi, ông cảm thấy rất yếu và đau đớn, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự chăm sóc của gia đình và nhân viên y tế. Cuối cùng, sau nửa năm chống chọi với căn bệnh ung thư, ông đã qua đời.

Ung thư bàng quang là bệnh ác tính hệ thống tiết niệu phổ biến nhất.

Các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang

- Tuổi: Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang tập trung chủ yếu ở những người trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3-4 lần nữ giới.

- Hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư bàng quang và nguy cơ mắc bệnh ở những người hút thuốc cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc.

Người đàn ông 56 tuổi qua đời vì ung thư bàng quang, bác sĩ nhắc nhở cần chú ý 3 bất thường này ở nước tiểu - 1

- Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc lâu dài với môi trường làm việc có chứa các hóa chất như benzen, phenol, amoniac và các hợp chất nitro có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

- Viêm bàng quang mãn tính: Sự tồn tại lâu dài của bệnh viêm bàng quang mãn tính, sỏi bàng quang và các bệnh khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

3 bất thường này trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

- Tiểu máu

Ung thư bàng quang gây tiểu máu vì khi ung thư phát triển trên thành bàng quang sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc bàng quang, mạch máu và các mô xung quanh dẫn đến chảy máu tại chỗ. Mạng lưới mạch máu của thành bàng quang dày đặc, khi ung thư phá hủy thành mạch sẽ gây xuất huyết, những hồng cầu xuất huyết này sẽ được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu, xuất hiện triệu chứng tiểu máu.

Cần lưu ý rằng, tiểu máu do ung thư bàng quang gây ra không phải lúc nào cũng rõ ràng, đôi khi chỉ phát hiện thấy một lượng nhỏ hồng cầu trong nước tiểu. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi, viêm thận… cũng có thể gây tiểu máu. Vì vậy, triệu chứng tiểu máu cần được điều trị kịp thời và thăm khám, chẩn đoán chuyên khoa.

- Đi tiểu buốt, tiểu rắt

Ung thư bàng quang gây ra hiện tượng tiểu khó, tiểu rắt, nguyên nhân chủ yếu là do khối ung thư kích thích niêm mạc bàng quang hoặc làm tắc nghẽn niệu đạo.

Ung thư bàng quang phát triển bên trong, phá hủy màng nhầy và lớp cơ của bàng quang, có thể lan đến cổ bàng quang, gây ra các triệu chứng như khó chịu, đau và tiểu rắt khi bàng quang co bóp. Ngoài ra, khi khối ung thư bít tắc niệu đạo cũng sẽ gây khó khăn cho việc đi tiểu, dẫn đến dòng nước tiểu bị gián đoạn.

- Tiểu nhiều lần, tiểu gấp

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần do ung thư kích thích niêm mạc bàng quang khiến bàng quang co bóp thường xuyên hơn, từ đó sinh ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần.

Ung thư bàng quang phát triển bên trong và khi kích thích niêm mạc bàng quang, nó có thể khiến bàng quang trở nên nhạy cảm hơn với lượng nước tiểu và gây ra triệu chứng tiểu gấp.

Nguồn: [Link nguồn]

Ung thư bàng quang rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu không có những dấu hiệu rõ ràng, dễ khiến bạn nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀNG TRANG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN