Ngủ "nướng" mùa đông và những tác hại khôn lường

Sự kiện: Sống khỏe

Ngủ "nướng" vào mùa đông là thói quen của không ít người. Dù vậy, ít ai biết rằng nếu duy trì thói quen này thường xuyên sẽ khiến bạn phải đối mặt với những nguy cơ xấu về sức khoẻ.

Ngủ nướng khiến cơ thể mệt hơn rất nhiều

Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi, luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.

Ngủ "nướng" mùa đông và những tác hại khôn lường - 1

Tác hại khôn lường của việc ngủ "nướng"

Rối loạn đồng hồ sinh học

Thật sự, những ngày trong tuần, cơ thể bạn đã quen với nhịp sinh hoạt và tạo ra một đồng hồ sinh học ổn định. Thế nhưng, việc bạn ngủ quá nhiều vào dịp cuối tuần có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến những ngày sau đó.

Tăng nguy cơ béo phì

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngủ nướng, trong đó bao gồm ngủ quá nhiều, dậy muộn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân. Người ngủ từ 9-10 giờ mỗi ngày sẽ làm khả năng béo phì tăng lên 21%. Nguyên nhân là do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, kéo theo tình trạng tăng cân nhanh và dẫn tới thừa cân.

Ngủ "nướng" mùa đông và những tác hại khôn lường - 2

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ quá 8 tiếng/ngày có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên ba lần, còn những người ngủ không đủ 6 tiếng/ngày thì có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hai lần.

Ít vận động

Khi ngủ nướng quá nhiều, cơ thể bạn không có thời gian để tập luyện, rèn luyện cơ thể, vì thế, các cơ bặp có thể bị nhức mỏi, ê ẩm, máu huyết ít lưu thông.

Đau dạ dày

Một hệ quả của việc ngủ nướng là khiến chúng ta ăn uống không đầy đủ, không đúng giờ. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng co thắt đường tiêu hóa, về lâu dài sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính hoặc có thể mắc chứng khó tiểu.

Ngủ "nướng" mùa đông và những tác hại khôn lường - 3

Đau nhức khắp cơ thể

Ngủ nướng thường gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy do nhịp sinh học bị phá vỡ, các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cùng với đó, việc nằm một chỗ quá lâu, nhất là vào buổi sáng - là thời gian cơ thể cần vận động - sẽ gây đau nhức các cơ bắp. Vì vậy, tình trạng đau đầu, đau nhức cơ thể là không thể tránh khỏi sau khi bạn ngủ nướng.

Rối loạn nội tiết

Việc ngủ nướng sẽ ảnh hướng tới đồng hồ sinh học của chúng ta, phá vỡ nhịp sinh học của các cơ quan bên trong cơ thể. Nó dẫn tới một hậu quả vô cùng nguy hiểm là rối loạn nội tiết, đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, trong đó có cả căn bệnh trầm cảm. Về lâu dài, chứng rối loạn nội tiết không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn làm giảm sức đề kháng, khiến chúng ta mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Tăng nguy cơ béo phì

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngủ nướng, trong đó bao gồm ngủ quá nhiều, dậy muộn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân. Người ngủ từ 9-10 giờ mỗi ngày sẽ làm khả năng béo phì tăng lên 21%. Nguyên nhân là do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, kéo theo tình trạng tăng cân nhanh và dẫn tới thừa cân.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu đã cho thấy, người ngủ 9-11 giờ mỗi đêm sẽ bị tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với người chỉ ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi chúng ta ngủ, sự co bóp của cơ tim và hoạt động tuần hoàn máu không còn mạnh so với thông thường. Vì thế, ngủ quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của tim và dẫn truyền máu bị ảnh hưởng. Nó dẫn tới các bệnh tim mạch và huyết áp, gây xơ vữa động mạch, tim mạch vành…

Tăng nguy cơ đột quỵ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người ngủ trên 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với người chỉ ngủ 7 giờ. Bên cạnh đó, ngủ nướng quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não. Bởi vậy, lời khuyên cho chúng ta là chỉ nên ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.

Ngủ như thế nào để trẻ lâu?

Ngủ đủ thời gian từ 7-9 giờ mỗi ngày giúp cơ thể nhanh chóng tái tạo năng lượng hoạt động và phục hồi sức khỏe...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh (Thế Giới Trẻ)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN