Ngày càng nhiều người phải đi khám các bệnh đường tiêu hóa vì lý do này

Sự kiện: Ung thư trực tràng

GS.TS.BS Đào Văn Long cho biết, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân đến khám bệnh tiêu hóa chiếm tỷ trọng lớn, từ 25 – 35% tổng số bệnh nhân đến khám ở các tuyến.

Tại Viện Hội nghị khoa học với chủ đề: "Các tiến bộ mới trong quản lý và điều trị bệnh lý tiêu hoá và gan mật" diễn ra ngày 29/10, GS.TS.BS Đào Văn Long - Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến ở mức toàn cầu, đứng thứ 3 trong tổng số ung thư với số lượng mắc mới năm 2020 là gần 2 triệu người.

Tại Việt Nam, ung thư đại tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Trong năm 2020 ghi nhận 16426 ca mắc mới, tỷ lệ mắc 14,1/100.000 dân, và khoảng hơn 7000 ca tử vong.

GS.TS.BS Đào Văn Long - Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật.

GS.TS.BS Đào Văn Long - Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật.

Theo GS.TS.BS Đào Văn Long, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân đến khám bệnh tiêu hóa chiếm tỷ trọng lớn, từ 25 – 35% tổng số bệnh nhân đến khám ở các tuyến. Ung thư đường tiêu hóa hiện nay phát triển nhiều. Trong 10 loại ung thư nhiều nhất thì ung thư hệ thống tiêu hóa chiếm 4 loại đó là: Ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản.

Ung thư đại trực tràng đang là một gánh nặng bệnh tật và kinh tế tại Việt Nam. Việc dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm cũng như theo dõi điều trị là rất quan trọng. Việc phát hiện sớm ung thư có thể tăng tỷ lệ điều trị thành công, và phát hiện sớm u tuyến có thể ngăn ngừa và giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, người dân ngày càng quan tâm đến bệnh lý tiêu hóa, đi nội soi nhiều hơn nên tỷ lệ phát hiện bệnh ung thư đại trực tràng và các bệnh lý tiêu hóa, gan mật ngày càng tăng.

Đã có trường hợp soi bình thường là một polyp nhỏ, nhưng công nghệ AI báo động đỏ, nhắc nhở bác sĩ quay lại để soi và sinh thiết lại phát hiện ra là ung thư sớm. Nhờ vậy, người bệnh được điều trị kịp thời. Lúc này, bác sĩ có thể xử lý ngay tại chỗ, cắt hết niêm mạc và trường hợp u đã lớn có thể gửi bác sĩ ngoại khoa xử lý.

Theo một nghiên cứu dọc trong 10 năm, mỗi 1% tăng được tỉ lệ phát hiện u tuyến trong đại tràng sẽ giúp bệnh nhân giảm 3% tiến triển thành ung thư đại tràng.

Theo chuyên gia, những người từ tuổi 50 nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng gia tăng.

Theo chuyên gia, những người từ tuổi 50 nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng gia tăng.

Các chuyên gia khuyến cáo, nguyên nhân chính gây ung thư đại tràng hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống như ăn quá nhiều đồ chiên rán hay uống quá nhiều chất kích thích như: rượu, bia và hút thuốc lá. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa, nhất là bệnh ung thư đại trực tràng.

Do đó, những người từ tuổi 50 nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng gia tăng, đây cũng là độ tuổi mà tỷ lệ phát hiện bệnh nhiều nhất nên mọi người cần chú ý hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh lý liên quan đến gan nhiễm mỡ, bệnh viêm ruột mạn tính và một số bệnh lý đường tiêu hoá và khó tiêu chức năng đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam trong những năm gần đây. Cùng với đó là sự ra đời của một loạt các kĩ thuật, phương pháp mới được áp dụng trong tầm soát, chẩn đoán và quản lý các bệnh lý này.

Tại Việt Nam, bệnh có xu hướng tăng nhanh và có thể gặp ở rất nhiều các chuyên khoa gan mật, tim mạch, nội tiết… đòi hỏi cần có sự phối hợp và cách tiếp cận mới. Bệnh viêm ruột mạn tính cũng có xu hướng tăng do chế độ ăn uống thay đổi dẫn tới sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột được coi là yếu tố thúc đẩy.

Bên cạnh đó, khả năng chẩn đoán bệnh chính xác và ở các giai đoạn sớm hơn trong những năm qua cũng góp phần tăng tỉ lệ bệnh nhân được tiếp cận điều trị. Tuy nhiên đây là nhóm bệnh lý khó, mạn tính, có nhiều biến chứng phức tạp đặt ra nhiều thách thức trong quản lý và theo dõi lâu dài.

Nguồn: [Link nguồn]

10 quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ung thư

Để chẩn đoán, điều trị ung thư thật chính xác phải cần phải đến gặp bác sĩ chuyên ngành ung thư tại những cơ sở chuyên khoa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Ung thư trực tràng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN