Nắng nóng, cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến viện

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho, khò khè, khó thở.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, nắng nóng đang có xu hướng mở rộng ở khu vực Bắc Bộ, đợt nắng này có thể kéo dài vài.

Trước tình trạng nắng nóng, các bác sĩ nhi khoa cảnh báo cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Trẻ nhập viện vì nắng nóng. 

Trẻ nhập viện vì nắng nóng. 

Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hơn một tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại khoa tăng đột biến, khoảng 150-200% so với 2 tháng trước.

Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho, khò khè, khó thở, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… thậm chí co giật.

Bác sĩ Nguyễn Hương Giang, khoa Cấp cứu Nội - Nhi, cho hay lượng trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hoá, tay chân miệng, cúm A,… vào viện tăng, trong đó 90% bé đã mắc COVID-19. Các triệu chứng của bệnh nhi đều tách biệt với COVID-19.

Trung bình một ngày, khoa tiếp nhận 20-25 bệnh nhi, tăng so với thời gian trước. Trẻ cần nhập viện để điều trị chiếm khoảng 60%.

Theo bác sĩ Sang, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ cần cho trẻ đi khám khi thấy con có biểu hiện như sốt cao từ hai ngày trở lên, ho, khò khè, chảy mũi kéo dài, nôn, tiêu chảy.

Sai lầm lớn nhất các mẹ thường gặp là tự ý đi mua thuốc điều trị cho con trước khi đến bệnh viện khám, được bác sĩ tư vấn, chỉ định. Việc làm này có thể vô tình kéo dài thời gian điều trị bệnh, thời gian chẩn đoán muộn.

Với thời tiết tại Hà Nội, việc sử dụng điều hòa cần thiết với gia đình có trẻ nhỏ. Phụ huynh nên để điều hòa 27-28 độ, không nên để lạnh hoặc nóng quá, tránh tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Cùng với đó, cha mẹ cần lên kế hoạch lập chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, tạo sức đề kháng tốt, không ăn hoặc uống đồ lạnh. Nếu trẻ chơi ngoài trời nóng, người thân không nên cho bé uống nước lạnh hoặc tắm ngay, có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, tiềm ẩn nguy cơ cảm lạnh.

Để phòng bệnh hiệu quả, các bác sĩ khuyến cáo gia đình cần chăm sóc trẻ tại nhà khi bé sốt bằng cách dùng thuốc hạ sốt theo cân nặng, chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, uống nước hoa quả (cam, dừa,…), bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu tình trạng trẻ không cải thiện cần đưa bé đến bệnh viện để khám kịp thời.

Vị này dự báo, bệnh hô hấp sắp tới sẽ gia tăng. Do đó, với những trẻ từng nhiễm nCoV, cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn, vệ sinh sạch sẽ trước bữa ăn, sau khi đi học về, chơi đùa cùng các bạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đã có 22 người tử vong do sốt xuất huyết, Bộ Y tế cảnh báo đang cao điểm mùa dịch

Bộ Y tế cảnh báo hiện là cao điểm mùa dịch, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN