Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy?

Dịch Covid-19 vừa giảm nhiệt thì tay chân miệng lại đến, khiến nhiều trẻ phải nhập viện. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 5500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Bệnh tay chân miệng, chớ coi thường!

Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, khi trẻ tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ, dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Bởi trẻ dưới 5 tuổi đang trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện lại càng dễ mắc bệnh hơn. Hơn nữa, khi trẻ đi học mẫu giáo, không gian giới hạn, tập trung đông người, trẻ dùng chung đồ chơi… sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng.

Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy? - 1

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng có các biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, đau họng, nôn trớ, đi ngoài. Sau đó, sẽ xuất hiện các vết loét miệng (lợi, lưỡi, họng…), phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông... Nếu phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh sẽ thuyên giảm sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không quan sát kỹ, có thể nhầm lẫn với các bệnh phát ban hay thủy đậu.

Đặc biệt, cha mẹ cần đưa con đi viện nếu phát hiện con có một trong những triệu chứng sau:

- Sốt cao ≥ 39C hay sốt hơn 2 ngày

- Nôn nhiều, hơn 3 lần trong 1 giờ hay hơn 4 lần trong 6 giờ

- Khó thở, thở nhanh, rút lõm bụng, tím quanh môi, kích thích hoặc lờ đờ

- Giật mình nhiều khi ngủ

- Quấy khóc nhiều, bứt rứt khó ngủ hoặc mệt, li bì.

- Vã mồ hôi, tay chân lạnh hay da nổi vân tím

- Tiểu ít

- Run chân tay hay yếu liệt chi

- Nếu trẻ có tiền sử giật, cần uống hạ sốt khi 38C và chườm ấm

Thế nhưng, trên thực tế, nhiều cha mẹ mắc sai lầm trong việc chăm sóc trẻ như tự bôi thuốc hoặc đắp lá cây cho trẻ; ủ trẻ và hạn chế tắm rửa để con ra ban nhanh hơn. Những điều này là không đúng và vô cùng nguy hiểm, vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Vậy, cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng, mà chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám, sử dụng phối hợp thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy? - 2

Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ trước khi cho trẻ ăn 30 phút.

- Thực hiện cách ly khi trẻ mắc bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác bởi bệnh có khả năng lây lan mạnh nhất trong 1 tuần đầu tiên từ lúc phát bệnh.

- Vệ sinh tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.

- Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hoá như cháo, súp, sữa, chia thành nhiều lần trong ngày. Tránh các thức ăn chua, hoa quả chua vì sẽ gây kích ứng vết thương trong miệng.

Đặc biệt, khi mắc tay chân miệng, trẻ dễ bị biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm thể lực, từ đó, khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý đa dạng dinh dưỡng, kết hợp các loại thực phẩm sao đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, thơm ngon mà phải trình bày hấp dẫn khiến trẻ thích thú ăn uống. Đối với những trẻ “ngại” ăn rau xanh và hoa quả, mẹ có thể làm sinh tố, trộn trái cây với sữa chua, salad rau củ, bánh pancake…

Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy? - 3

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần lưu ý chính là tăng đề kháng cho trẻ. Bởi tay chân miệng không có thuốc điều trị cũng chưa có vaccine phòng bệnh, chỉ có tăng đề kháng mới có thể giúp trẻ chủ động xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc. Từ đó, con có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ con khỏi không chỉ bệnh tay chân miệng, mà cả những mầm bệnh khác.

Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung hoạt chất Beta-glucan để kích thích trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Hoạt chất này được giới chuyên gia đánh giá cao về vai trò kích thích miễn dịch, làm giảm tỷ lệ ốm bệnh ở trẻ và cả tính an toàn. FDA (Mỹ) chứng nhận Beta- an toàn đối với sức khỏe ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em.

Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy? - 4

Hoạt chất đặc biệt này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Hơn nữa, sản phẩm không chỉ chứa Beta-glucan mà còn có vitamin C, vitamin D, kẽm, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho mẹ. Cụ thể, rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng “hoành hành”: Cha mẹ cần lưu ý gì nếu không muốn con phải nhập viện, thở máy? - 5

Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1900 58 88 36

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: [Link nguồn]

Cứ 10 trẻ thì có đến 7 trẻ mắc bệnh tai mũi họng – ba mẹ cẩn trọng biến chứng nguy hiểm cho con!

Các bệnh về tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là khi trẻ đi học và thay đổi thời tiết, môi trường. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN