Nam thanh niên nghiện ăn xà phòng vì stress với công việc

Sự kiện: Bệnh stress

Được ba mẹ cho du học Singapore nhưng sau khi về nước, H. không phát huy được thế mạnh của mình. Bị bạn bè chê bai, cậu suy nghĩ nhiều rồi mắc bệnh trầm cảm.

Chỉ thích ăn xà phòng

Nguyễn Hữu H. trú tại Đống Đa, Hà Nội là một thanh niên đẹp trai, học giỏi. Học xong đại học, H được ba mẹ cho du học ở Singapore 2 năm. Khi về nước, với vốn tiếng anh tốt, H. được bố đưa vào làm cho một công ty tài chính liên quốc gia. Dù đã học hai năm ở nước ngoài nhưng tính H. vốn nhút nhát nên  không được sếp đánh giá cao.

Đồng nghiệp thường bàn tán, cho rằng cậu đi du học mà không biết làm việc rồi chê bai cậu đủ kiểu. H. bắt đầu rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ. H. đòi bố mẹ cho nghỉ việc nhưng đây là công ty có nhiều cơ hội phát triển nên bố mẹ H. khuyên cậu không nên bỏ, cố gắng bám trụ lấy công ty.

Suốt 3 năm, H. làm việc nhưng luôn bị ám ảnh, tự ti nên cậu thường bị sếp nhắc nhở. Chuyện công việc khiến H. mất ngủ, ăn uống cũng không còn ngon miệng như trước. Cân nặng của H. bị sụt giảm nghiêm trọng. Bố mẹ lại cho rằng cậu làm nhiều khi thấy đêm nào cậu cũng ở phòng riêng cặm cụi làm trên máy tính.

Nam thanh niên nghiện ăn xà phòng vì stress với công việc - 1

Ảnh minh họa

Kết quả, đến tháng 8 năm ngoái, H. xuất hiện các biểu hiện thất thường. Đặc biệt, bố mẹ H. còn phát hiện con thường xuyên ăn bánh xà phòng tắm. Bố mẹ cậu để bánh xà phòng mới nào chỉ 1 – 2 hôm là hết. Một lần vào phòng con, mẹ H. bắt gặp cậu cầm bánh xà phòng nhai bình thường, miệng đầy bọt. Bà lao vào gỡ bánh xà phòng ra thì H. nổi cáu và đẩy mẹ ra.

Bố hỏi thì H. nói ăn ngon và thích ăn. Lúc này họ kiểm tra trong gầm giường của H. không chỉ có bánh xà phòng ăn dở mà còn có nhiều chai nước có mùi lạ. Lúc này họ nhìn ra thì đó là những chai nước mà H. lấy ở nhà vệ sinh vào. 

Cậu cho biết rất thích uống nó vì thấy ngon và có người xui bảo uống nước này mới làm được nhiều việc, thông minh hơn.

Bệnh thích ăn bẩn

Lúc này, bố mẹ H. biết con bị bệnh nên đưa H. đến bệnh viện khám và điều trị rối loạn tâm thần. Sau điều trị hai tháng, sức khỏe H. tốt hơn nhưng cậu lại bỏ thuốc. Khi nhập viện trở lại, bệnh đã nặng hơn rất nhiều.

Để H. có thời gian điều trị, bố mẹ cậu lại đưa con xuống Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Tiến sĩ Tô Thanh Phương – Phó giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, bác sĩ đã khám cho H. nhưng bệnh nhân không tập trung vào câu hỏi. Khi đang hỏi thì hay quay sang chỗ khác nghe các bệnh nhân khác nói chuyện.

Với những bệnh nhân này, bác sĩ Phương cho biết họ bị trầm cảm lâu ngày mà gia đình không biết. Đến khi bệnh phát triển nặng hơn, xuất hiện các rối loạn hành vi, lệch lạc tư duy và có hoang tưởng bị ảo thanh xui khiến. Đối với trường hợp này, bệnh nhân có suy luận bệnh lý theo logic lệch lạc, có sự thiếu hoà hợp rõ rệt trong tư duy và cảm xúc. H lý giải, tim H bị nhiễm độc nên phải ăn xà phong để giải độc. H. cảm thấy rất thoải mái khi ăn nó.

Hành vi của H. ngày càng xa lánh người thân, xa lánh bạn bè thân thiết, không còn thích thú với công việc cũ. Khả năng làm việc ngày càng giảm, tiến tới không làm được bất cứ việc gì trong gia đình. 

Sau một thời gian được các bác sĩ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, H. đã hồi phục nhưng bác sĩ cảnh bảo bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Bệnh stress Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN