Lịch sử máy thở oxy - chìa khóa cứu sống hàng triệu bệnh nhân

Khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, dịch vụ oxy y tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cộng đồng và các cuộc trò chuyện hằng ngày của mọi người.

Tình trạng “thiếu oxy máu thầm lặng” đã gây chú ý khi COVID-19 bắt đầu xuất hiện trong phòng cấp cứu của các bệnh viện. Theo LiveScience, mối quan tâm đối với những bệnh nhân mắc chứng “thiếu oxy máu thầm lặng” là sức khỏe của bệnh nhân có thể tồi tệ hơn những gì họ nhận thấy.

Lịch sử máy thở oxy - chìa khóa cứu sống hàng triệu bệnh nhân - 1

“Phổi của những bệnh nhân này rõ ràng không cung cấp oxy cho máu một cách hiệu quả, nhưng họ vẫn tỉnh táo và cảm thấy tương đối tốt, khiến các bác sĩ tranh luận về việc có nên đặt nội khí quản bằng cách đặt ống thở xuống cổ họng hay không” - Bác sĩ ER Richard Levitan (Mỹ), nói về tầm quan trọng của các thiết bị theo dõi oxy, hoặc máy đo oxy xung đối với việc cứu sống con người. Các thiết bị này cho phép bệnh nhân theo dõi mức độ oxy của họ tại nhà và phát hiện bệnh sớm hơn để đi khám kịp thời.

Dưới đây là lịch sử ngắn gọn của việc áp dụng oxy trong lĩnh vực y tế

Mọi người thường gọi là “oxy”, thực ra đó là dioxygen hoặc “O2” —dạng phân tử ổn định của oxy nguyên tố (“O”). Như bạn đã biết, oxy rất cần thiết cho sự sống trên toàn hành tinh.

Oxy lần đầu tiên được phát hiện

Oxy được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1771 khi một nhà hóa dược người Đức gốc Thụy Điển tên là Carl Wilhelm Scheele đun nóng thủy ngân oxit, bạc cacbonat, magie nitrat và các muối nitrat khác - tạo ra thứ mà ông gọi là “không khí lửa”.

Chỉ 6 năm sau, Scheele xuất bản luận thuyết hóa học về không khí và lửa, trình bày chi tiết những khám phá của ông, bao gồm cả oxy. Thật không may, những gì Scheele phát hiện ra - hoạt động của các nguyên tố hóa học như đốt nóng các ôxít thủy ngân để tạo ra ôxy – lại dẫn đến cái chết sớm của ông vì nhiễm độc thủy ngân.

Oxy lần đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và suy tim sung huyết

Năm 1789, Thomas Beddoes, người được coi là “cha đẻ của liệu pháp hô hấp” đã mở Viện Khí nén ở Bristol, Anh. Viện đã điều trị các tình trạng như suy tim sung huyết và hen suyễn thông qua việc sử dụng oxy và oxit nitơ.

Lịch sử máy thở oxy - chìa khóa cứu sống hàng triệu bệnh nhân - 2

Trong khi Beddoes tiếp tục làm việc với một nhà phát minh khác, James Watt, để tạo ra oxy và các khí khác, dịch sốt phát ban đã buộc Viện phải đóng cửa, nhưng các tiệm thuốc tây vẫn tiếp tục cung cấp oxy trong suốt thế kỷ 18 và 19.

Oxy được sử dụng để gây mê tổng quát

100 năm sau, vào năm 1885, oxy được sử dụng để tiên phong trong các kỹ thuật mới đối với lĩnh vực y tế. Gần cuối thế kỷ 19, không có cách nào để lưu trữ oxy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với việc phát minh ra xi lanh oxy — hay thiết bị điều trị oxy — vào năm 1868, oxy có thể được lưu trữ và sử dụng trong gây mê toàn thân hoặc cho các thủ thuật phẫu thuật.

Liệu pháp oxy đến Hoa Kỳ

Bước nhảy vọt diễn ra vào giữa thế kỷ XX, khi những tiến bộ y học mới được tạo ra với oxy. Vào những năm 1950, Tiến sĩ Alvan Barach - người đầu tiên giới thiệu liệu pháp oxy ở Hoa Kỳ - đã sử dụng các bình oxy cho bệnh nhân cấp cứu mắc chứng khó thở khi gắng sức. Đây là một tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Trong cùng khoảng thời gian đó, 3 bác sĩ khác: Coats, Gilson và Pierce, đã sử dụng oxy trong các bình nhỏ, di động để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh phổi, giúp các triệu chứng của họ được cải thiện đáng kể.

Mức oxy trở thành chỉ số quan trọng thứ 5 đối với sức khỏe

Vào những năm 1970, tại Nhật Bản, một kỹ sư tên là Takuo Aoyagi đã phát minh ra máy đo oxy xung. Theo Courtney Broaddus, giáo sư y khoa danh dự tại Đại học California, San Francisco (Hoa Kỳ), cho rằng đây là “một thiết bị không thể thiếu trong y học”. Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, Broaddus lưu ý rằng oxy đã trở thành “chỉ số quan trọng thứ 5” (cùng với 4 chỉ số còn lại: nhịp hô hấp, mạch, huyết áp và nhiệt độ) đối với sức khỏe con người.

Nguồn: [Link nguồn]

Lịch sử ra đời và sự phát triển thú vị của kính mắt

Kính mắt không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một phương pháp điều trị thị lực phổ biến qua hàng thế kỉ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Caloxinc) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN