Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân

Sự kiện: Sống khỏe

Thoạt nghe, người mắc các hội chứng dưới đây chẳng khác gì những siêu anh hùng sở hữu năng lực kỳ diệu. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, chúng lại mang tới nhiều bất lợi, thậm chí là nguy hiểm.

1. Không biết đau

Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân - 1

Congenital analgesia là hội chứng mà người mắc phải không cảm nhận được các cơn đau. Mặc dù hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có tới 40 trường hợp đã được ghi nhận trong cùng một ngôi làng ở Thụy Điển.

Thoạt nghe, nhiều người sẽ lầm tưởng nó giống như một loại năng lực siêu nhiên hữu ích nhưng thực chất lại là hội chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ bởi những người mắc phải có thể không cảm nhận được những cơn đau do một căn bệnh hoặc vật nào đó gây ra cho tới khi mọi thứ đã quá muộn.

2. Trí nhớ siêu phàm

Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân - 2

Hyperthymesia là hội chứng mang lại trí nhớ tuyệt vời, giúp một người có thể nhớ được lượng thông tin rất lớn một cách chi tiết. Chỉ có khoảng 60 người trên thế giới được chẩn đoán mắc Hyperthymesia.

Theo đó, họ có thể đưa ra mô tả chi tiết về bất kỳ ngày nào trong cuộc đời của họ, thậm chí từ thời thơ ấu. Họ có thể đọc các đoạn trích dẫn từ những cuốn sách mà họ đọc nhiều năm trước cũng như tin tức từ bất cứ ngày nào của bất kỳ năm nào trong quá khứ, kể cả những khoảng khắc mà họ muốn quên đi.

Một trường hợp điển hình cho triệu chứng này là Rebecca Sharrack, một nhà văn người Úc có thể nhớ lại cô đã được cuốn trong một chiếc khăn màu hồng như thế nào khi mới chỉ 7 ngày tuổi. Cô có thể đọc một số trích đoạn trong Harry Potter mà không sai từ nào. Tuy nhiên, Hyperthymesia không hẳn là điều tuyệt vời bởi theo Rebecca, cô thường xuyên cảm thấy đau đầu, mất ngủ và mệt mỏi.

3. Không biết sợ

Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân - 3

Có khoảng 300 người trên thế giới từng được ghi nhận mắc hội chứng Urbach-Wiethe và 1/4 trong số họ sống ở Châu Phi. Đây là hội chứng khiến người mắc phải hoàn toàn không cảm thấy sợ.

Vào thế kỷ XX, giới khoa học ghi nhận trường hợp một phụ nữ Mỹ mắc bệnh này. Theo nhân chứng, bà thực hiện những hành động không phải ai cũng dám làm - tay không bắt con rắn khổng lồ, đối mặt với những tên cướp có súng trong tay, thậm chí khi bị bắn và dùng dao chém, bà vẫn “tỉnh bơ” tự phẫu thuật lấy viên đạn ra, băng bó vết thương.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm về nỗi sợ hãi đối với bà. Kết quả là thay vì sợ hãi, bà luôn có cảm giác tò mò về mọi thứ, kể cả những thứ bà ghét.

Hội chứng này thực tế cũng phiền toái bởi người mắc phải không sợ nên không còn khả năng đánh giá những nguy hiểm mà họ có thể đang phải đối mặt.

4. Không thấy lạnh

Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân - 4

Bên cạnh những người không cảm thấy đau còn có những người không cảm thấy lạnh. Ví dụ như một người Hà Lan có tên Wim Hof đã khiến các nhà khoa học, bác sỹ ngạc nhiên về khả năng chịu lạnh của mình.

Wim Hof từng ngâm mình trong đá 120 phút, chinh phục đỉnh Mont Blanc chỉ mặc quần đùi và thậm chí bơi trong một bể băng.

5. Khả năng thực hiện mọi thứ

Kỳ lạ những căn bệnh hiểm biến con người thành… siêu nhân - 5

Savant là một hội chứng rất hiếm gặp với những người mắc phải những rối loạn phát triển thần kinh, ví dụ như tự kỉ hay hội chứng Asperger. Những người có hội chứng này thường rất tài năng trong một lĩnh vực nào đó như âm nhạc, hội họa, tính toán hay xây dựng các mô hình 3D.

Họ có thể ngay lập tức tính nhẩm phép nhân 3 chữ số hoặc trả lời luôn rằng ngày 5/5/3017 là thứ mấy.

Stephen Wiltshire là họa sĩ mắc chứng Savant. Anh có thể vẽ được chi tiết bản đồ London sau chỉ một chuyến bay trên thành phố này.

Căn bệnh đau hơn đau đẻ khiến cô gái trẻ phải ôm tủ lạnh sống hết đời

Căn bệnh vô cùng hiếm gặp khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau qua so sánh với biểu đồ đau của McGil có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN