Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ

Sự kiện: Sống khỏe

Dù hàng trăm năm đã trôi qua nhưng nguyên nhân gây nên căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa bao giờ được làm rõ, đưa nó trở thành bí ẩn lớn nhất lịch sử y học thế giới.

Nỗi ám ảnh hơn 60 năm

Năm 1485, sau khi vua Henry VIII chính thức lên ngôi Hoàng đế Anh đã lập tức phải đối mặt với một khó khăn lớn bởi sự xuất hiện của một chứng bệnh chết người đầy bí hiểm. Theo đó, người bệnh sẽ đột nhiên đổ mồ hôi toàn thân rồi chết chỉ sau vài giờ đồng hồ.

Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ - 1

Vừa lên ngôi, vua Henry VIII đã phải đối mặt với căn bệnh khủng khiếp hoành hành khắp nơi.

Ban đầu, Vua Henry lầm tưởng đây là 1 dạng của bệnh dịch hạch. Cho nên, ông đã ra lệnh cấp phát thuốc cho dân chúng. Tuy nhiên, khi tiến hành khám và đối chiếu triệu chứng, các thầy thuốc nhận ra chứng bệnh đang hoành hành chẳng liên quan gì đến bệnh dịch hạch.

Theo tài liệu còn sót lại, nạn nhân mắc phải chứng bệnh lạ kỳ này thường bắt đầu bằng cảm giác lo sợ vu vơ, tiếp theo là những cơn ớn lạnh, chóng mặt, đau đầu. Không lâu sau, những cơn đau khủng khiếp sẽ xuất hiện, tập trung vào những vị trí như cổ, vai, tay chân, khiến bệnh nhân mệt mỏi rã rời.

Những cơn ớn lạnh vẫn tiếp diễn, kéo dài khoảng nửa giờ đến chừng 3 giờ đồng hồ. Cuối cùng, cơ thể người bệnh đột ngột chuyển sang sốt nóng toàn thân. Mồ hôi họ tuôn ra như tắm không ngừng, cùng với các biểu hiện khác như đau đầu, mê sảng, tim đập nhanh.

Mất mồ hôi quá nhiều và quá nhanh khiến người bệnh luôn khát nước, nhưng dù họ có uống bao nhiêu nước thì mồ hôi vẫn tiếp tục tuôn ra bấy nhiêu, người bệnh kiệt sức nhanh chóng và rơi vào hôn mê và tử vong.

Theo những ghi chép của các thầy thuốc Hoàng gia Anh thời đó, số ít may mắn sống sót thì cũng phải chịu những tổn thương nặng nề về trí óc. Đặc biệt, hệ miễn dịch của họ bị phá hủy hoàn toàn khiến những người này cuối cùng sẽ chết sau đó vài năm vì những chứng bệnh thông thường.

Nước Anh không phải là nơi duy nhất phải hứng chịu sự tàn phá kinh hoàng này. Từ London, căn bệnh bí hiểm dần lan truyền khắp châu Âu.

Trong khi các thầy thuốc hàng đầu châu Âu đều bó tay không thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh cũng như biện pháp chữa trị, thì nó cứ thoắt ẩn thoắt hiện. Bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1485 rồi đột nhiên biến mất không dấu vết vào năm 1551, trong suốt hơn 60 năm, nó đã hoành hành khắp châu lục này, gây nên cái chết cho hàng chục nghìn người.

Bí ẩn suốt 5 thế kỷ

Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ - 2

Căn bệnh với những triệu chứng lạ đã gây nên cái chết cho hàng chục nghìn người.

Điều kỳ lạ là căn bệnh dị thường này chỉ tấn công người trưởng thành chứ không hề xảy ra với trẻ em. Ca bệnh trẻ tuổi nhất được ghi nhận là một cậu thanh niên 18 tuổi.

Hơn 500 trôi qua, qua những ghi chép y học còn lưu lại, y học hiện đại cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa căn bệnh bí ẩn này với bất kỳ chứng bệnh nào khác đã được biết đến như viêm phổi, sốt xuất huyết hay dịch tả…

Ban đầu, khi dịch bệnh mới xảy ra, nghi vấn đầu tiên tập trung vào đội quân của vua Henry VIII khi được cho là đã mang theo các mầm bệnh từ môi trường ô nhiễm ở chiến trường. Tuy nhiên, nhiều người không hề tiếp xúc với các đối tượng này mà vẫn mắc bệnh chứng tỏ, tình trạng mất vệ sinh không phải là tác nhân gây nên đại dịch này.

Ngoài ra, các yếu tố khác như bọ ve, chấy rận, muỗi… mang bệnh từ môi trường tự nhiên truyền cho người cũng dần bị loại bỏ vì không có chứng cứ thuyết phục.

Cứ như vậy, đại dịch kinh hoàng này luôn là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên ngày nay, những gì còn lại chỉ là các bản ghi chép, báo cáo còn không có các mẫu bệnh phẩm nên kỹ thuật phân tích hiện đại cũng không giúp được gì.

Và cho đến nay, đây vẫn là một trong những bí ẩn chưa có lời giải đáp trong lịch sử y học nhân loại.

“Cô gái đóng băng” và sự hồi sinh kỳ diệu khó lý giải nhất lịch sử y học

Cho đến nay, sự hồi sinh khó lý giải của “cô gái đóng băng” vẫn được coi là một phép lạ tưởng như chỉ xuất hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Hiền (Theo History, The Conversation) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN