Không ngờ đây là nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng “bóng đè” cực đáng ghét

Sự kiện: Sống khỏe

“Bóng đè” hay còn được biết đến với cái tên chứng tê liệt khi ngủ, là một hiện tượng đáng sợ ai cũng gặp một lần trong đời và dưới đây là cách giúp bạn đối phó với nó.

Bạn thức dậy vào giữa đêm, cố gắng di chuyển nhưng cơ thể không phản hồi? Bạn nghĩ rằng đó là một giấc mơ nhưng cảm giác bản thân rất tỉnh táo? Đó chính xác là những dấu hiệu của hiện tượng “bóng đè” hay còn được gọi là chứng tê liệt khi ngủ.

Không ngờ đây là nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng “bóng đè” cực đáng ghét - 1

Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình chuyển đổi: khi bạn đang ngủ hoặc khi thức dậy. Một người trải qua tình trạng này có cảm giác tê liệt và cực nặng nề, giống như ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đang “đè” lên họ. Nó thường đi kèm với ảo giác, khiến tình hình trở nên đáng sợ hơn nhiều, có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Các triệu chứng chính của chứng tê liệt khi ngủ bao gồm ảo giác và ác mộng. Tuy nhiên, những điều này rất khác với giấc mơ bạn thường thấy khi ngủ. Trên thực tế, những “ảo giác” này diễn ra khi tâm trí tỉnh táo. Nó khiến tình hình trở nên đáng lo ngại gấp đôi khi không thể la hét hay cử động.

Khi bị tê liệt, mọi người có xu hướng nhìn thấy những bóng đen và nghe thấy tiếng động kì lạ. Đôi khi nó giống cảm giác bị kéo ra khỏi giường hoặc bay lên. Từ đó, ta cảm thấy hoảng sợ và mất kiểm soát.

Không ngờ đây là nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng “bóng đè” cực đáng ghét - 2

Tại sao tình trạng này lại xảy ra?

Khi chúng ta ngủ, cơ thể đi vào và thoát khỏi giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Bộ não bắt đầu gửi lệnh đến các cơ để thư giãn và cơ thể bắt đầu đi vào trạng thái mất trương lực. Trạng thái này là cần thiết để hạn chế các chuyển động thể chất khi đang say giấc nồng. Và chứng “bóng đè” xuất hiện khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó. Chúng ta tỉnh táo, nhưng các cơ không thoát khỏi trạng thái mất trương lực.

Có một vài cách giải thích liên quan đến ảo giác. Một trong số đó là phần não chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc hoạt động rất tích cực trong giai đoạn REM. Nó hoạt động trong khi không có gì nguy hiểm. Vì vậy, bộ não tự tạo ra bóng tối và những âm thanh đáng sợ khiến ta mất bình tĩnh.

Không ngờ đây là nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng “bóng đè” cực đáng ghét - 3

Các yếu tố dẫn đến hiện tượng “bóng đè”

Hiện tượng này có thể xảy ra với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe. Các nhà khoa học đã xác định được một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị “bóng đè”, bao gồm:

Ngủ không ngon giấc: Tình trạng tê liệt khi ngủ thường gặp ở những người làm việc theo ca, những người mắc phải chứng ngủ rũ, mất ngủ và thiếu ngủ.

Ngủ ở tư thế nằm ngửa: Điều đáng ngạc nhiên là nằm ngửa khi ngủ cũng có thể gây nên hiện tượng “bóng đè”. Nó khiến người ngủ dễ bị tổn thương hơn do tăng áp lực lên phổi và đường thở.

Di truyền học: Chứng tê liệt khi ngủ có thể do di truyền.

Các vấn đề về tinh thần: Mối liên hệ giữa chứng tê liệt khi ngủ và sức khỏe tâm thần vẫn chưa được khám phá, nhưng các thống kê cho thấy người bị chấn thương, PTSD và các chứng lo âu khác nhau có xu hướng bị “bóng đè” khi ngủ.

Không ngờ đây là nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng “bóng đè” cực đáng ghét - 4

Làm sao để đối phó với hiện tượng này?

Không thể phủ nhận rằng tê liệt khi ngủ là một trải nghiệm khó chịu, nhưng nó không mang bất kì mối nguy hiểm thực sự nào vì không gây hại cho cơ thể.

Chưa có cách điều trị triệt để cho tình trạng này, nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng thói quen ngủ lành mạnh như:

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Không sử dụng caffeine hoặc các chất kích thích trước khi ngủ.

- Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi đi ngủ.

- Không để đồ điện tử trong phòng.

Nhưng trên hết, điều quan trọng nhất là hãy bình tĩnh và tự mình kết thúc tình trạng này. Đó chính là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao có người nhớ rất rõ giấc mơ của mình, người khác lại quên hoàn toàn?

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao mình nhớ rất rõ hoặc có khi lại hoàn toàn quên hết giấc mơ đêm qua?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khiết Anh (Theo BrightSide) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN