Khó ai ngờ thứ hoa trồng đầy ngoài đường và bờ rào này là loại thuốc quý chữa trĩ và sa sinh dục hiệu quả, không mất tiền

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Cây Râm bụt, loài cây được nhiều vùng nông thôn trồng làm hàng rào nhưng đó lại là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh hôi hám rất hiệu quả.

Bà nội tôi là một lương y giỏi và tôi được kế thừa nhiều bài thuốc quý của bà, trong đó có những cây thuốc tâm huyết được chép lại trong quyển "những vị thuốc quý" của bà, nay mới có dịp chia sẻ.

Ngày nhà tôi còn ở quê có 4 sào đất thì cả 4 mặt tiếp giáp hàng xóm, ngăn cách bằng hàng rào cây chứ không xây tường gạch như bây giờ. Có đoạn hàng rào trồng tre, đoạn trồng xạ đen, đoạn trồng duối, đoạn trồng Râm bụt... đều là những vị thuốc quý hay dùng để chữa bệnh.

Cây Râm bụt được trồng rất nhiều ở vườn quê. Ảnh minh họa.

Cây Râm bụt được trồng rất nhiều ở vườn quê. Ảnh minh họa.

Xưa các cụ đặt tên cây sát với tác dụng, hoặc hình dáng cây, nhưng không hiểu sao cây hoa đẹp, khiêm nhường lại đặt là Râm bụt. Có thể tên của nó là Râm bụi (có nghĩa là bụi rậm), sau bị đọc chệch đi thành cây Râm bụt. Cây Râm bụt (còn gọi là Râm Bụp, bông Bụp, Mù Tang...) phát triển rất nhanh thành bụi lớn, trồng làm hàng rào cảnh rất đẹp.

Tác dụng của cây Râm bụt thì nhiều, nhưng giá trị làm thuốc thì hiếm người chia sẻ. Nhà các thầy, bà lang đều trồng cây Râm bụt trong vườn nhà để tiện thu hái và chăm sóc. Gia đình tôi nhiều đời qua đã sử dụng cây Râm bụt như thần dược, bởi nó là khắc tinh với các bệnh sa sinh dục, lòi dom, trĩ... Bà nội tôi còn hay dùng cây Râm bụt để chữa các bệnh sa tử cung âm đạo, sa trực tràng, lòi búi trĩ...

Tôi còn nhớ rất nhiều đàn ông, đàn bà đến gặp bà tôi xin chữa bệnh này. Khi họ đến thường có mùi khăm khẳm, hôi thối do bị chảy nước từ bộ phận sinh dục ra, nhất là những phụ nữ ở quê sau sinh nở không được kiêng cữ cẩn thận, chưa hết cữ đã phải lội đồng làm ruộng, tiếp xúc nước bẩn ẩm ướt... lại phải chăm con mọn trong khi ăn uống kham khổ, thiếu chất khiến bệnh tật phát sinh, trong đó có sa sinh dục... Ngày trước chữa bệnh này phải kín đáo và duy trì bài thuốc, chứ không có điều kiện chia sẻ công khai như bây giờ.

Râm bụt hoa to. Ảnh minh họa.

Râm bụt hoa to. Ảnh minh họa.

Tôi còn nhớ cách dùng như sau: Hễ gặp bệnh nhân bị trĩ (nhất là đang có sưng, có phù nề, có lòi búi trĩ, hoặc phụ nữ bị sa tử cung, âm đạo, viêm chảy dịch...) bà tôi đi hái lá, hoặc hoa của cây Râm bụt (thuốc gia truyền nhà tôi hay dùng cây Râm bụt đỏ có hoa to, lá to).

Theo đó đàn ông thì hái 7 bông, đàn bà hái 9 bông đem về giã nát, đắp vào hậu môn, hoặc âm đạo và đồng thời đắp vào đỉnh đầu (nếu bị trĩ thì đắp vào hậu môn và đỉnh đầu, nếu bị sa sinh dục thì đắp vào âm đạo và đỉnh đầu)... duy trì đắp mỗi ngày một lần, mỗi lần đắp tầm 12 giờ. Đồng thời dùng lá, hoặc hoa, phơi khô đun nước uống hằng ngày. Kiên trì làm hàng ngày sẽ khỏi bệnh.

Râm bụt lá to. Ảnh minh họa.

Râm bụt lá to. Ảnh minh họa.

Bài thuốc gia truyền này đã được gia đình tôi lưu truyền từ đời này sang đời khác với cách dùng đơn giản mà rất hiệu quả. Tới đời tôi được học hành, tìm hiểu và phân tích dưới ánh sáng khoa học mới thấy các cụ dùng thuốc thật chính xác. Phân tích theo y học cổ truyền thì bỏ, rễ, hoa, lá Râm bụt có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh Đại tràng, Can và Tỳ.

- Vỏ rễ có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm.

- Hoa, lá thì có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng...

Theo phân tích khoa học thì cây Râm bụt có những tinh chất rất tốt, phù hợp dùng cho những bệnh viêm nhiễm, phù nề. Vì thế mà nó được các cụ xưa dùng trong việc điều trị các chứng bệnh lòi dom, sa trĩ, các chứng bệnh đường sinh dục...

Nếu có người thân bị bệnh trĩ, hoặc bị sa sinh dục hãy dùng bài thuốc cây râm bụt như sau.

- Lấy lá, hoa của cây Râm bụt đỏ có hoa to, lá to (nam 7, nữ 9), giã nát đắp vào vùng bệnh (nếu bị trĩ thì đắp vào hậu môn và đỉnh đầu; Nếu bị sa sinh dục thì đắp vào âm đạo và đỉnh đầu) rồi băng lại cho khéo để lưu 12-16 tiếng.

- Dùng lá, hoặc hoa tươi phơi khô, đun uống thay nước hằng ngày. Nếu dùng lá, hoa khô mỗi ngày dùng 20-30g. Nếu dùng lá, hoa tươi cần dùng 40-50g

Lá và hoa Râm bụt còn dùng để đắp mụn nhọt, đắp ngực cho phụ nữ khi bị viêm tắc tia sữa rất hiệu quả.

Chị em nào muốn giảm cân có thể thu hái nhiều hoa về phơi khô, hằng ngày hãm trà uống. Ở các nước phát triển còn dùng tinh chất hoa Râm bụt làm thuốc giảm cân an toàn, hiệu quả và khá đắt tiền. 

Nguồn: [Link nguồn]

Loại lá rẻ bèo, vài ngàn một bó được chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 lợi ích thần kỳ

Từ củ cho tới lá của loại cây này đều chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Giá thành của nó cũng khá rẻ mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bác sĩ Hoàng Kỳ ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN