Hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư theo Mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Nhiều bệnh nhân ung thư băn khoăn về vấn đề có nên tiêm vaccine COVID-19, tiêm có an toàn không, ai nên trì hoãn tiêm? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của ThS. BS. Trịnh Thế Cường, khoa Hoá trị liệu, Bệnh viện E.

Vì sao nên tiêm vắc-xin COVID-19 cho bệnh nhân ung thư?

Các nghiên cứu chứng minh rằng bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19 có biến chứng. Vì vậy, cần phải tiêm chủng cho những bệnh nhân này để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Các bệnh nhân ung thư bị ức chế miễn dịch có thể là nguồn lây lan virus kéo dài và tạo điều kiện phát triển các biến thể mới.

Những người chăm sóc trực tiếp (ví dụ vợ/chồng, thành viên gia đình) rất có thể là nguồn lây, nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân ung thư nào nên trì hoãn tiêm phòng?

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Ở Việt Nam, theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế ban hành ngày 15/7, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Giai đoạn cuối được hiểu như thế nào?

- Ung thư giai đoạn cuối (Terminal cancer hay End - stage cancer) đề cập đến bệnh ung thư không thể chữa khỏi hoặc điều trị được. Ung thư giai đoạn cuối khác ung thư tiến triển.

Ung thư giai đoạn cuối và ung thư tiến triển giống nhau ở chỗ đều không thể điều trị khỏi được. Nhưng khác nhau là: Ung thư giai đoạn tiến triển vẫn còn đáp ứng điều trị, làm chậm sự phát triển của bệnh. Ung thư giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị, các liệu pháp điều trị lúc này chủ yếu giảm nhẹ triệu chứng.

Khi nguồn vaccine còn hạn chế, bệnh nhân ung thư nào được ưu tiên tiêm chủng?Các yếu tố để cân nhắc tiêm vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư

1. Những bệnh nhân mắc ung thư hoạt động đang điều trị, dự định điều trị, ngay sau điều trị (< 6 tháng), trừ những người chỉ điều trị liệu pháp nội tiết.

2. Xem xét các yếu tố làm tăng các biến chứng do mắc COVID -19 như:

- Bệnh nhân lớn tuổi ( ví dụ >=65 tuổi)

- Mắc bệnh đi kèm như bệnh phổi mạn tính, bệnh thận, tim mạch…

- Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học như người nghèo, hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dân tộc thiểu số…

Ảnh: Sky News

Ảnh: Sky News

Bệnh nhân ung thư tiêm vắc-xin COVID -19 có an toàn không?

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng ở bệnh nhân ung thư tiêm vắc-xin COVID -19 so với các đối tượng khác.

Thời điểm tiêm vắc-xin COVID -19 cho bệnh nhân ung thư

- Bệnh nhân ghép tế bào gốc/liệu pháp tế bào miễn dịch: Ít nhất 3 tháng sau khi thực hiện liệu pháp.

- Ung thư huyết học (u lympho, đau tủy xương, leukemia…).

+ Khi điều trị hóa chất gây độc tế bào: Trì hoãn đến khi bạch cầu trung tính hồi phục.

+ Suy tủy do bệnh hoặc do các biện pháp điều trị mà dự kiến không thể hồi phục: Tiêm khi vaccine có sẵn.

+ Điều trị duy trì: Khi vaccine có sẵn.

- Ung thư tạng đặc: như ung thư phổi, vú…

+ Điều trị hóa chất gây độc tế bào: Khi vaccine có sẵn.

+ Thuốc điều trị đích: Khi vaccine có sẵn.

+ Thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch hoặc liệu pháp miễn dịch như Pembrolizumab…: Khi vaccine có sẵn.

+ Đại phẫu: Cách ít nhất 1 vài ngày.

Chú ý trong thực hành lâm sàng, khoảng 10 ngày đầu sau truyền hóa chất hay xảy ra hạ bạch cầu, nếu bệnh nhân ung thư có thể chủ động thời gian tiêm vaccine thì nên tránh tiêm vào thời điểm này vì khi xuất hiện phản ứng sốt sau tiêm vaccine COVID-19 thì không thể phân biệt được sốt do vaccine hay sốt do hạ bạch cầu.

Nổi hạch phản ứng sau tiêm vắc-xin và các xét nghiệm hình ảnh ở bệnh nhân ung thư

Nổi hạch phản ứng có thể gặp ở bệnh nhân tiêm vắc-xin COVID-19 Ảnh: Internet

Nổi hạch phản ứng có thể gặp ở bệnh nhân tiêm vắc-xin COVID-19 Ảnh: Internet

- Nổi hạch phản ứng có thể gặp ở 16% bệnh nhân tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 như Pfizer, Moderna. Để giảm số lượng sinh thiết không chính đáng, một số hướng dẫn về các nghiên cứu hình ảnh đã được xuất bản. Tiền sử tiêm chủng và vị trí tiêm nên được đưa vào lịch sử y tế để cung cấp cho các bác sĩ X quang, tham khảo lâm sàng để diễn giải chính xác.

- Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh vú khuyến nghị xem xét lên lịch kiểm tra hình ảnh vú 4- 6 tuần sau khi hoàn thành tiêm chủng COVID-19.

- Nổi hạch một bên được ghi nhận trên CT ngực có thể là phản ứng sau khi tiêm vaccine trừ khi nó vẫn tồn tại quá 06 tuần sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine. Vì vậy, nên trì hoãn các phương pháp hình ảnh ít nhất 4-6 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 nếu nó không làm ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân.

Nên tiêm loại vắc-xin nào?

Do bệnh nhân ung thư có sự suy giảm miễn dịch, vì vậy chống chỉ định với các loại vắc-xin sống hay giảm độc lực.

Các vắc-xin mRNA SARS-CoV-2 hiện tại (ví dụ: Pfizer/BioNTech, Moderna) không chứa virus sống và không gây nguy cơ mất an toàn tức thì cho bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Các vắc-xin vectơ virus SARS-CoV-2 liều đơn có sẵn (Adenovirus-type 26 [AdV-type 26]) vắc-xin (Janssen/Johnson & Johnson) an toàn để sử dụng cho bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, vì vector adenovirus đã được sửa đổi để làm cho nó sao chép không đủ độc lực. Vì 3 loại vắc-xin được cho phép sử dụng khẩn cấp: Pfizer, Moderna, Janssen và có sẵn ở Mỹ đã được chứng minh an toàn, mặc dù sau khi tiêm phòng có thể gặp đau nhức cánh tay, mệt mỏi, sốt và đau đầu…

- Các loại vắc-xin khác như Astra-Zeneca, Sputnik, Sinovac không có sẵn ở Mỹ nên không có khuyến cáo.

- Đối với bệnh nhân ung thư vú, nên tiêm vắc-xin ở bên đối diện.

Nguồn: [Link nguồn]

Dị ứng nhiều thứ, hồi nhỏ tiêm vắc-xin bị hành, giờ tiêm ngừa COVID-19 được không?

Bạn đọc Nguyễn Thị Mỹ (quận 2 , TP HCM) hỏi: "Em dị ứng với một vài loại thức ăn (nổi mẩn ngứa), dị ứng phấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ths. BS. Trịnh Thế Cường - Khoa Hoá trị liệu, Bệnh viện E ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN