Hy hữu: Cả nhà cùng mắc quai bị, bố mặt biến dạng, con trai biến chứng viêm tinh hoàn

Sự kiện: Bệnh quai bị

Con trai 15 tuổi của chị N.P (Phú Thọ) sau khi xuất hiện triệu chứng sưng hai bên má, gia đình đã tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ, tiếp tục xuất hiện đau sưng tinh hoàn không thể đi lại được.

Ngày 21/8, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, viện này đang điều trị cho hai bố con trong một gia đình mắc biến chứng quai bị.

Bố và con trai nhập viện vì quai bị

Theo đó, ngày 15/8, bệnh nhân N.Q.L (15 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau tuyến nước bọt hai bên, đau tinh hoàn trái, qua các cận lâm sàng bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn.

Ba ngày sau, bệnh nhân N.Q.V (43 tuổi) là bố bệnh nhân L cũng vào nhập viện trong tình trạng mặt biến dạng do quai bị.

Hy hữu: Cả nhà cùng mắc quai bị, bố mặt biến dạng, con trai biến chứng viêm tinh hoàn - 1

Mặt anh N.Q.V biến dạng do quai bị

Theo chị N.P, vợ bệnh nhân V, chi bị quai bị và đã tự điều trị khỏi tại nhà trước đây 20 ngày. Con trai chị sau khi xuất hiện triệu chứng sưng hai bên má, gia đình đã tự điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm và xuất hiện đau sưng tinh hoàn không thể đi lại được.

Chị N.P cũng không nhớ rõ con trai có tiêm vaccine phòng quai bị chưa và cả hai vợ chồng chị đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh quai bị bao giờ. Hiện tại con trai chị P sức khỏe đã ổn định và có thể ra viện trong vài ngày tới, chồng chị P hiện đã cắt sốt và bớt sưng nhưng vẫn cần theo dõi, điều trị sát.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tấn công chủ yếu các tuyến ngoại tiết, thông thường là tuyến nước bọt mang tai. Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi.

Bệnh nhân quai bị có khả năng lây truyền virus 3 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng (trước khi sưng tuyến nước bọt) cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh là 1-2 tuần. Các biến chứng của bệnh quai bị thường gặp là viêm tinh hoàn ở nam giới sau tuổi dậy thì, viêm tuỵ cấp, viêm buồng trứng (nữ giới sau tuổi dậy thì), nặng hơn có thể gây viêm não- màng não...

Teo tinh hoàn, nỗi lo lắng nhất của nam giới trưởng thành khi mắc quai bị

Khi virus tấn công, tinh hoàn sưng to gấp 2 - 3 lần bình thường, người bệnh rất đau. Bệnh nhân cần được theo dõi sát đề phòng biến chứng teo tinh hoàn sau này.

Tất cả mọi người chưa từng bị quai bị lúc còn nhỏ hoặc chưa được tiêm phòng vaccine ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Bác sỹ khuyến cáo tiêm vaccine hỗn hợp 3 trong 1 (MMR- sởi- quai bị - rubella) là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng ngừa cả 3 bệnh này.

Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin A. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân,…).

Nam thanh niên biến chứng quai bị được bác sĩ “nhặt” từng “tinh binh”

Sau lần mắc bệnh quai bị vào năm 14 tuổi, anh L.C.T. ở Hưng Yên thấy một bên tinh hoàn teo dần. Gần 5 năm chạy chữa, cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Thu ([Tên nguồn])
Bệnh quai bị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN