Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị

Sự kiện: Bệnh quai bị

Sau vụ nhầm lẫn bệnh quai bị với viêm màng não ở Nam Từ Liêm (Hà Nội), nhiều người vội vã thu thập kiến thức về bệnh này phòng mùa quai bị đang đến.

Nguy hiểm của bệnh quai bị

Bệnh quai bị (viêm tuyến nước bọt) là bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt (tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn) do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Tuy là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao, nhất là vào mùa Đông Xuân.

Đông y cho rằng, khi thời tiết ẩm thấp, khí hậu thất thường, cơ thể giảm sức đề kháng, nhiệt tà dễ xâm phạm vào kinh Thiếu dương, rồi bốc vọt lên trên gây nên bệnh quai bị, nếu lại chạy tiếp xuống dưới phần sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng) có thể dẫn tới vô sinh sau này.

Nôm na có thể hiểu là nóng độc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể do sức đề kháng kém, ngấm sâu vào bên trong, tương tranh với sức nóng trong cơ thể gây xáo trộn bốc vọt lên trên, tụ lại ở tuyến mang tai, thành quai bị.

Khi tụ lại quá nhiều (do để lâu không chữa kịp) sẽ lại chạy xuống dưới phần sinh dục. Bệnh có thể gây vô sinh, tuy nhiên tỷ lệ gây vô sinh không nhiều.

Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị - 1

Triệu chứng bệnh quai bị

Bệnh quai bị rất dễ nhận biết. Đầu tiên sẽ viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1-2 ngày bệnh nhân có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm trước mang tai bình thường, nhưng hôm sau đã sưng to, có trường hợp sưng một bên, vài ngày sau sưng sang bên kia.

Một số trường hợp các tuyến nước bọt vùng dưới hàm cũng bị viêm làm cho sưng hai mang tai và vùng dưới hàm. Nhiều người mắc quai bị lệch mặt, phải nhịn ăn, kiêng tắm cả tuần mong khỏi.

Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.

Biến chứng của bệnh quai bị

- Thường gặp nhất là viêm màng não.

- Biến chứng gây viêm tinh hoàn ở bé trai, hay viêm buồng trứng ở trẻ gái có thể dẫn tới vô sinh sau này.

- Biến chứng gây viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ timm viêm tuỵ, sai khớp cắn, thay đổi giọng nói, đau đầu mạn tính, ù tai...

Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị - 2

Hạt gấc là "mật gấu" của người nghèo.

4 cách chữa quai bị độc đáo, hiệu quả

1. Nhân hạt gấc

Hạt gấc được coi như “mật gấu” của người nghèo, rất hiệu quả trị quai bị, lại rẻ tiền, dễ kiếm. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc có tác dụng "dĩ độc trị độc", giải được nhiệt tà trong cơ thể để chữa được bệnh quai bị.

Cách dùng:

Hạt gấc 7-9 hạt, nướng lên, bóc vỏ lấy nhân tán mịn.

Dấm thanh, hoặc rượu trắng 10ml.

Đem hạt gấc mài vào dấm, hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

- Hoặc giã nhỏ ngâm dấm, hoặc rượu (sau 1 ngày là dùng được) xoa liên tục vào vùng bị sưng. Cứ khô lại xoa tiếp đến khi hết sưng.

- Có thể trộn với mật ong một lượng vừa đủ, bôi vào miếng giấy sạch, dán vào chỗ sưng ngày 2 lần sẽ mang đến hiệu quả rõ nét.

- Hoặc ngâm dấm hoặc rượu khuấy đều sau 2 giờ có thể dùng được bằng cách bôi liên tục vào chỗ lên quai bị, khô lại bôi tiếp đến khi khỏi

Lưu ý: Cách này có thể trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã, côn trùng cắn gây sưng đau cũng rất có hiệu quả.

Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị - 3

Lá ớt.

2. Lá ớt tươi

Lá ớt tươi khoảng 100g, giã nát lấy nước bôi, đắp liên tục vào chỗ lên quai bị, giúp làm mát, hút nhiệt độc chỗ sưng quai bị.

3. Đậu xanh – lá gấc

Trộn đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng ngày 2 lần có tác dụng giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả

4. Các bài thuốc đắp ngoài

+ Rễ bồ công anh tươi 10g

+ Lá na tươi 10g

+ Lá gấc tươi 10g

+ Lá ké gai tươi 10g

+ Vỏ cây gạo tươi (trắng hoặc đỏ) 10g

Các vị thuốc thu hái tươi về rửa sạch, giã thật nát và đắp lên vùng đau sưng do quai bị đến lúc khỏi.

Các bài thuốc trên, trong các pho sách y học cổ đều ghi lại thực nghiệm lâu đời. Hiệu quả an toàn nhất vẫn là hạt gấc ngâm dấm bôi vào vùng sưng mắc quai bị.

Lưu ý:

- Bệnh quai bị khi phát hiện cần bôi rượu / dấm ngâm nhân hạt gấc sớm. Tránh chữa trị muộn kẻo biến chứng chạy xuống dưới bộ phận sinh dục có thể gây vô sinh.

- Ngoài thuốc bôi , đắp này nên ăn cháo đỗ xanh còn vỏ, hoặc canh lá ớt hàng ngày để giải độc, mát cơ thể.

- Quá trình chữa quai bị như trên, bệnh nhân nên kiêng gió, kiêng tắm nước lạnh, đồ cay nóng, đồ béo, chất kích thích…

- Nên cách ly người mắc quai bị để không lây lan ra xung quanh. Hãy để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Ngoài các bài thuốc trên, dân gian còn dùng nhựa cây sung, nhựa cây cỏ sữa, cây ngô đồng đắp đến khi khỏi. Nhưng các lương y không khuyến khích dùng, vì nếu chẳng may dây vào mắt sẽ nguy hiểm.

Khỏe 24/7: Trẻ mắc quai bị cần lưu ý những gì?

Người mắc quai bị có thể dẫn đến vô sinh, đặc biệt là bé trai. Vì vậy, cần tuyệt đối lưu ý những điều dưới đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Phúc Toàn Anh (Gia Đình & Xã Hội)
Bệnh quai bị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN