Hà Nội đã có hơn 2.600 người mắc cúm, có ca phải thở máy

Sự kiện: Cảm cúm

Tính từ đầu năm đến ngày 18-7, Hà Nội đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Theo CDC Hà Nội, hiện nay, tình hình bệnh cúm mùa trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng.

Tính từ đầu năm đến ngày 18-7, Hà Nội đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Đặc biệt, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4-2022, số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 5-2022, số mắc tăng cao, đặc biệt trong tháng 6-2022, ghi nhận 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với tháng 5 (556 ca).

Bệnh nhân mắc cúm mùa nhập viện. (Ảnh minh họa).

Bệnh nhân mắc cúm mùa nhập viện. (Ảnh minh họa).

Theo số liệu báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tổng số bệnh nhân mắc cúm trên địa bàn Hà Nội điều trị tại bệnh viện là 252 trường hợp, bệnh nhân ghi nhận chủ yếu ở nhóm đối tượng trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 44,1%), tiếp đó là nhóm tuổi 18-49 tuổi (chiếm 39,7%).

Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú; 71 trường hợp có chỉ định nhập viện (chủ yếu là trẻ em, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, hầu hết điều trị khỏi sau 3-4 ngày).

Đáng chú ý, chỉ trong 2 tuần gần đây, đã có gần 100 bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thăm khám do xuất hiện triệu chứng của cúm. Trong đó, có nhiều bệnh nhân đều là công nhân hoặc người nhà tại cùng một khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh.

Trong số các bệnh nhân mắc cúm mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận có trường hợp diễn biến nặng, phải thở máy.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, trong thời gian tới, bệnh cúm vẫn đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Để chủ động kiểm soát và phòng ngừa bệnh cúm mùa.

CDC Hà Nội đề nghị các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt là tại các khu vực nguy cơ cao như: Cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp… để kịp thời phát hiện và xử lý sớm, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.

Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vắc-xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch cúm A bùng phát, nhiều người đang nhầm lẫn dấu hiệu của cúm A và cảm

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai đưa ra cách phân biệt cúm A và dấu hiệu thế nào là cảm để mọi người nhận biết để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN