Giải mã 8 hiện tượng thú vị về sức khỏe

Sự kiện: Sống khỏe

Chúng ta thường xuyên gặp phải những hiện tượng lạ như: nháy mắt, sôi ruột, tê chân, giật mình.... nhưng không rõ chúng có lợi hay hại sức khỏe.

Hãy cùng khám phá những cảm giác hết sức thú vị nhưng vẫn còn là ẩn số với nhiều người.

1. Cảm giác như đang rơi xuống vực

Bạn đang chìm vào giấc ngủ, đột nhiên cảm thấy cơ thể mình như đang rơi xuống, sau đó bạn giật lại và tỉnh giấc. Hiện tượng này được gọi là giật cơ lúc ngủ (hypnic jerk). Có khoảng 70% số người thường xuyên gặp phải, tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người hay có vấn đề về giấc ngủ.

Nguyên nhân của hiện tượng giật cơ có thể là do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể, nhịp thở bị chậm lại, cơ bắp giãn ra nghỉ ngơi khi ngủ khiến não hiểu sai là bạn đang ngã và phát tín hiệu làm người bạn giật lại làm tỉnh giấc.

2. Co giật mắt

Bạn thắc mắc tại sao mí mắt thường giật, mọi người mê tín là bạn sẽ gặp may mắn hay xui xẻo tùy con mắt trái hay phải. Tuy nhiên, đó chỉ là một ảo tưởng.

Giải mã 8 hiện tượng thú vị về sức khỏe - 1

Máy mắt không kiểm soát là do mắt bị căng thẳng, mệt mỏi

Hiện tượng này gọi là nháy mắt không kiểm soát hay co thắt mí mắt. Nguyên nhân có thể do bạn căng thẳng, mệt mỏi hoặc dùng quá nhiều chất caffeine. Tuy hơi khó chịu nhưng  hiện tượng này vô hại cho sức khỏe và biến mất sau đó.

3. Nhức đầu khi ăn kem

Vào những ngày nóng bức, bạn thưởng thức món kem yêu thích. Tuy nhiên, khi đưa muỗng kem đầu tiên vào miệng, bạn lại cảm thấy nhói đầu.

Khi vật lạnh chạm vào miệng, các mạch máu trong đầu giãn ra. Nó kích thích trung tâm thần kinh vòm miệng phản ứng quá mức làm nóng não đột ngột, gây nhức đầu. Vì vậy, bạn nên tránh để những vật quá lạnh vòm miệng.

Giải mã 8 hiện tượng thú vị về sức khỏe - 2

Nhức đầu do ăn đồ lạnh nên bị kích thích dây thần kinh

4. Tê tay chân

Khi ngồi trên ghế, một chân trở nên không có cảm giác, khi bạn cố di chuyển thì cảm thấy chân ngứa ran như có kim châm. Hiện tượng này thường xảy ra khi ngồi hoặc ngủ mà một chân hoặc tay bị đè lên.

Nguyên nhân là do áp lực lên những bộ phận này gây chèn ép lên dây thần kinh khiến nó không thể truyền các xung động, cắt đứt liên lạc của tay hoặc chân với não. Khi áp lực giảm đi, nó dần trở về trạng thái bình thường, đồng thời những cảm giác ngứa hoặc kim châm do các dây thần kinh gửi tín hiệu đau não.

5. Đỏ mặt

Khi lỡ lời bị mọi người nhìn với ánh mắt khác thường, bạn cảm thấy má bắt đầu nóng ran đi kèm cảm giác xấu hổ hay áp lực.

Theo các nhà khoa học, đỏ mặt là một hiện tượng kết hợp giữa một phản ứng vật lý với hành vi xã hội. Khi xấu hổ hoặc sợ sệt, huyết áp, nhịp tim, tốc độ lưu thông máu tăng. Các mạch máu nhỏ ở mặt giãn ra khiến tăng lưu lượng máu gây ra đỏ mặt và tai. Hãy thư giãn và tìm nơi yên tĩnh để làm giảm hiện tượng đỏ mặt này.

6. Ù tai

Khi bạn lên đến tầng 40 thang máy, tai đau và thường ong lên, xuống thấp thì hiện tượng này lại xảy ra lần nữa.

Nguyên nhân là do ở áp suất thấp, màng nhĩ đẩy ra phía ngoài, khi xuống dưới áp suất cao, màng nhĩ lại bị ép vào trong một lần nữa. Hiện tượng này giữ cho áp suất không khí trong và ngoài màng nhĩ cân bằng.

7. Bụng kêu ầm ĩ

Bạn  cảm thấy xấu hổ khi đang ngồi trong một cuộc họp, bỗng tiếng sôi sục ầm ĩ từ dạ dày vang lên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơn co thắt cơ dạ dày và ruột nhỏ. Những cơn co thắt đẩy xuống ruột một lượng chất lỏng, rắn gọi là nhu mi trấp.

Theo Discovery Health, khi những thành phần này được đẩy xuống làm cho những túi khí và hơi được nén chặt gây ra những tiếng ồn ào khó chịu trên. Tuy nhiên, nếu dạ dày "réo" quá mức thì đó có thể là kết quả của hội chứng ruột kích thích hoặc đau bụng.

8. Nhột

Hầu hết chúng ta đều có một điểm nhạy cảm nào đó trên cơ thể. Các nhà khoa học phát hiện khi bị người khác cù, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy hoảng loạn, không kiểm soát được tiếng cười. Đây là một phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, khi chính chúng ta chạm cơ thể, sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

Nghiên cứu cho thấy, bộ não được huấn luyện để nhận biết được tất cả được những di chuyển chúng ta thực hiện. Do đó các yếu tố hoảng loạn, ngạc nhiên hay khó chịu khi bị bản thân kích thích sẽ không xảy ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Trang (Người lao động)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN