Gia đình có người già cần làm gì để phòng chống biến chủng Omicron

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bất cứ lứa tuổi nào đều có thể bị nhiễm dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Biến chủng Omicron đến này đã lan đến 50 quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học cho biết, sẽ cần thời gian để theo dõi và phân tích về những đột biến của biến chủng Omicron này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguy cơ và lo ngại biến chủng Omicron

Ngay từ đầu, WHO đánh giá Omicron là biến chủng "đáng lo ngại". Biến chủng Omicron đến này đã lan đến 50 quốc gia trên thế giới. Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu. Trong đó, 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vaccine. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác.

Ở Nam Phi, có đến 80% ca nhập viện là những người trẻ tuổi. Nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn 3 lần so với Delta và Beta, may mắn là dù số ca nhiễm tăng mạnh, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể Omicron.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, đến nay những điều thế giới biết về biến chủng Omicron này còn rất ít, chủ yếu ghi nhận ở các nước nam châu Phi. Chúng ta thấy nó có nhiều đột biến hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng chưa có dữ liệu về dịch tễ, khả năng lây lan cũng như độc lực của virus.

"Virus luôn luôn đột biến. Vì thế 5K- khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế là quan trọng nhất. Bên cạnh đó là vấn đề tiêm vaccine phòng Covid-19", TS Kính nhấn mạnh.

Người già cần làm gì phòng chống covid chủng mới Omicron

Bất cứ lứa tuổi nào đều có thể bị nhiễm dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền như: hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính... sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, người thân trong gia đình cần phải bảo vệ bản thân mình đồng thời cũng là bảo vệ người có tuổi trong gia đình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Uống đủ nước

Cơ thể đủ nước sẽ giúp hệ bài tiết "hộ tống" các chất cặn bã ra bên ngoài, giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Hệ miễn dịch cần đủ nước mới hoạt động tốt nhất. Ngoài nước lọc, có thể uống nước trái cây và uống sữa để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Người cao tuổi cần chú ý xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, bao gồm nhiều loại rau xanh và trái cây. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bông cải xanh là loại rau có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và hợp chất flavonoids có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa.

Cung cấp đủ các chất đạm

Hhệ miễn dịch được xây dựng phần lớn từ chất đạm mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Người cao tuổi nên đảm bảo đủ lượng chất đạm hàng ngày, ưu tiên lựa chọn các loại chất đạm dễ tiêu hoá, có đầy đủ các acid amin thiếu yếu. Các loại thức ăn giàu đạm tốt mà người cao tuổi có thể ăn là cá béo, sữa, trứng, thịt trắng…

Ngủ đủ giấc

Để tăng đề kháng để chống chọi với Covid-19, không chỉ người cao tuổi mà tất cả mọi người cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Đặc biệt thời gian vàng để ngủ sâu là từ 22h đêm đến 3h sáng hôm sau, lúc đó cơ thể tập trung nguồn lực để phục hồi, tái tạo hiệu quả và tối ưu các mô tế bào bị tổn thương và lão hóa.

Tăng cường vận động

Mỗi ngày, người cao tuổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Thận trọng khi có bệnh mạn tính

Phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là người trên 65 tuổi. Do đó, người cao tuổi nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào nên báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt. Với người có các bệnh mạn tính, việc bổ sung dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng bệnh lý, nhưng quan trọng là ăn chín, uống sôi, đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh

Giáo sư tâm lý học Suzanne Segerstrom, Đại học Kentucky (Mỹ) cho biết, khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các virus hoặc vi trùng xâm nhập.

Người cao tuổi không nên để mình rơi vào cảm giác cô độc giữa một gia đình đông đủ, nên thường xuyên trò chuyện với người thân để chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. Con cháu cũng nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của bố mẹ để các cụ lạc quan, yêu đời, từ đó có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.

Một điều nữa chúng ta không thể quên đó là để bảo vệ người cao tuổi thì chính bản thân người cao tuổi và người thân phải luôn tuân thủ mọi khuyến cáo của ngành y tế, không tụ tập đông người, khai báo y tế đầy đủ, thực hiện đủ 5K để luôn an toàn, vượt qua dịch bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam, Bộ Y tế lên phương án

Biến chủng Omicron và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hường Lê ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN