Gan phủ đầy trứng giun chỉ vì món ăn yêu thích này khi gọi lẩu

Mặc dù những trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn đồ sống không quá mới, nhưng nhìn hậu quả nó để lại thật khiến người ta rùng mình.

Lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích khi tụ tập bạn bè đông đúc. Với nguyên liệu đa dạng, vị ngon, không khí vui vẻ, lẩu được ăn bất kể thời gian nào trong ngày và dù là mùa hè hay đông thì những quán lẩu vẫn tấp nập người tới.

Mới đây trang QQ đưa tin, một chàng trai ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc bị nhiễm sán lá gan nhỏ (tên khoa học là Clonorchis sinensis). Nguyên nhân là do món cá muối ngâm chưa chín hoàn toàn vẫn còn chứa ký sinh trùng, khiến cho bên gan trái của chàng trai phủ đầy trứng giun, trông giống như một quả bóng lớn.

Gan trái của chàng trai phủ đầy trứng giun, trông giống như một quả bóng lớn.

Gan trái của chàng trai phủ đầy trứng giun, trông giống như một quả bóng lớn.

Sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Hàng Châu, chàng trai này nhớ lại mình từng ăn món cá muối ngâm nửa sống nửa chín. Anh cho hay: “Tôi thích ăn kiểu như vậy thì có vị rất ngon, chỉ cần nhúng cá trong nước nóng vài giây”.

Trứng của sán lá gan thường ẩn náu trong cá tôm nước ngọt và nhiều thủy sản khác. Khi mọi người ăn các loại thực phẩm như sashimi không đạt tiêu chuẩn, hoặc cá tôm chưa nấu chín thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể. “Một khi con cá bị nhiễm sán lá gan, người ăn phải chúng cũng sẽ nhiễm bệnh ngay nếu ăn dạng sashimi”, bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân số 3 Thâm Quyến, Trung Quốc cho hay.

Clonorchis sinensis là gì?

Đây là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. (Ảnh: Wikipedia)

Đây là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. (Ảnh: Wikipedia)

Còn được gọi là sán lá gan Trung Quốc, đây là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Trung Quốc, với hơn 35 triệu người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Những người bị nhiễm sán lá gan này, thường là do ăn phải hải sản nước ngọt chưa được nấu chín hoàn toàn vẫn còn chứa ký sinh trùng.

Sán lá gan nhỏ có thể sống ký sinh vào gan, túi mật rồi sản sinh ra độc tố gây tổn thương toàn bộ cơ quan nội tạng, gây viêm gan, suy nội tạng, có thể phát triển thành xơ gan, dẫn tới ung thư gan. Loài sán lá gan này có khả năng sinh sản nhanh đến mức đáng kinh ngạc. Nó có thể đẻ từ 1.400 - 2.000 trứng mỗi lần và sống được từ 20 - 30 năm.

Trong giai đoạn đầu của việc nhiễm sán lá gan, mọi người có thể cảm thấy không có biểu hiện gì. Những người nhẹ hầu như không có triệu chứng, nhưng trong trường hợp nặng sẽ gây ra đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, mệt mỏi, đau âm ỉ ở vùng gan và nhiều biểu hiện lâm sàng khác. Đặc biệt, sán lá gan cũng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng như viêm túi mật, ung thư gan. Nếu một đứa trẻ bị nhiễm sán lá gan, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng thớt nhiễm bẩn, dao, dụng cụ nhà bếp tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan.

Những hiểu lầm thường thấy về sán lá gan

Ăn lẩu thường có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng cao. (Ảnh: Wekipedia)

Ăn lẩu thường có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng cao. (Ảnh: Wekipedia)

- Nước tương, mù tạt có thể tiêu diệt sán lá gan

Sán lá gan có khả năng kháng các loại gia vị cay nồng, thậm chí nó có thể tồn tại 2 tiếng trong giấm và 5 tiếng trong nước tương.

- Uống rượu giết chết sán lá gan

Uống rượu không tiêu diệt được sán lá gan mà còn làm tăng gánh nặng cho gan.

- Ăn chung sashimi sẽ bị nhiễm bệnh

Sán lá gan ký sinh trên thịt cá có thể gây nhiễm bẩn cả đũa, đĩa và nhiều thức ăn khác đi kèm. Do đó, nếu ăn chung thì khả năng cũng sẽ bị nhiễm bệnh cùng.

Phòng chống sán lá gan như thế nào?

Nếu không muốn nhiễm sán lá gan, cách tốt nhất là mỗi người nên chủ động phòng tránh cẩn thận trong việc ăn uống như sau:

Ăn chín uống sôi là cách phòng bệnh tốt nhất. (Ảnh: Kininarurabbit)

Ăn chín uống sôi là cách phòng bệnh tốt nhất. (Ảnh: Kininarurabbit)

- Đun sôi ít nhất 5 phút

Không ăn cá, tôm, thủy sản nước ngọt còn sống hoặc chưa nấu chín. Để chắc chắn nhất, nên đun sôi những thực phẩm này ít nhất trong 5 phút.

- Phân biệt rõ ràng dụng cụ chuyên dụng cho thực phẩm sống và chín

Dao, thớt, dụng cụ nấu nướng nên được phân biệt rõ ràng. Đặc biệt khi sử dụng dụng cụ cắt cá sống cần phải rửa kỹ và khử trùng.

- Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên không những ngăn chặn được việc nhiễm ký sinh trùng mà còn phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh hãi cả cơ thể chàng trai 18 tuổi chứa đầy sán dây vì thói quen ăn thịt kiểu này

Khi nhìn thấy hình ảnh siêu âm cơ thể của chàng trai này, không ít người sẽ vội vã từ bỏ ngay thói quen ăn thịt heo chín...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN