“Đồng phạm” của bệnh gút không chỉ có rượu mà còn là 4 loại nước này khiến axit uric tăng vọt

Sự kiện: Bệnh gout

Bệnh gút gây ra rất nhiều rắc rối trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy, mọi người cần chú ý chế độ ăn uống để tránh mắc phải loại bệnh này.

Nhiều người cho rằng rượu bia là “thủ phạm” chính gây ra bệnh gút, vì uống quá nhiều sẽ sinh ra axit lactic, từ đó ức chế quá trình đào thải axit uric ra ngoài, khiến chất này tích tụ lại trong cơ thể, làm tăng khả năng mắc bệnh gút.

“Đồng phạm” của bệnh gút không chỉ có rượu mà còn là 4 loại nước này khiến axit uric tăng vọt - 1

Thực tế, ngoài rượu bia, còn có 4 loại “nước” khác cũng là nguyên nhân gây bệnh gút cho cơ thể mà ít người biết đến.

1. Nước dùng xương

Nhiều người có quan niệm “Ăn gì bổ nấy”, vì bệnh gút tác động vào xương nên phải uống thêm canh xương để bồi bổ.

Thực tế, cách làm này là sai, vì sau khi xương chín sẽ xảy ra hiện tượng nhũ hóa chất béo, ăn nhiều sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Hơn nữa, purin trong xương rất dễ hòa tan, và hàm lượng purin của nó cao hơn nhiều so với thịt nên người bị bệnh gút tốt hơn hết là nên ăn ít canh xương.

Trong cuộc sống hằng ngày, ngoài việc ăn ít thức ăn có hàm lượng purin cao, chúng ta cũng cần ăn nhiều glycosid tạo màng phổi, có tác dụng ức chế hoạt động của men xanthine oxidase ở gan và làm tăng hoạt tính của adenosine deaminase trong huyết thanh, làm giảm nồng độ của axit uric trong máu, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút.

Đồng thời, những bệnh nhân gút cũng cần kiêng rượu bia, hải sản, tránh để axit uric tăng cao do thiếu chú ý trong chế độ ăn hằng ngày, tạo thói quen ăn uống thật sự lành mạnh.

“Đồng phạm” của bệnh gút không chỉ có rượu mà còn là 4 loại nước này khiến axit uric tăng vọt - 2

2. Nước ép trái cây

Nước hoa quả chứa nhiều đường fructose, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ uống một ly nước cam trở lên mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh gút cao hơn 41% so với người không uống. Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng, ở người, đường fructose có thể thúc đẩy sự phân hủy ATP thành adenosine monophosphate (tiền chất của axit uric), do đó làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Kết quả là khi tiêu thụ một lượng lớn đường fructose, nồng độ axit uric trong máu tăng lên đáng kể trong một thời gian ngắn.

“Đồng phạm” của bệnh gút không chỉ có rượu mà còn là 4 loại nước này khiến axit uric tăng vọt - 3

3. Lẩu

Khi ăn lẩu, bạn sẽ cho rất nhiều loại thực phẩm vào trong cùng 1 nồi nước dùng. Tuy nhiên, như vậy sẽ làm tăng nguy cơ hấp thụ purin. Vì trong lẩu có chứa rất nhiều nguyên liệu như nội tạng động vật, hải sản. Theo nghiên cứu, một nồi lẩu nóng hổi có thể tiêu thụ hàm lượng purin gấp 10 lần so với bữa ăn bình thường.

4. Nước ngọt

Trong siêu thị bày bán đủ loại nước ngọt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đồ uống có ga chứa nhiều đường sẽ tác động nhất định đến quá trình chuyển hóa purin của cơ thể, khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, dẫn đến thay đổi chuyển hóa canxi, từ đó gây ra gút và sỏi thận.

“Đồng phạm” của bệnh gút không chỉ có rượu mà còn là 4 loại nước này khiến axit uric tăng vọt - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ thứ này trên bàn ăn để loại trừ một ”sát thủ” làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Một vật dụng khá phổ biến trên bàn ăn của rất nhiều gia đình là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tim mạch, huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỲNH ANH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Bệnh gout Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN