Đắp lá trị tắc tuyến sữa, sản phụ bị nhiễm trùng chảy mủ, đau đớn

Sự kiện: Sống khỏe

Nghe lời người thân, bệnh nhân chỉ đắp lá, chữa bệnh theo dân gian đến khi ổ nhiễm trùng chảy mủ mới đến BV thăm khám.

Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Khám Phụ khoa tự nguyện (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, BV vừa áp dụng chiếu tia plasma hỗ trợ làm lành vết thương cho sản phụ Trần Thị H. (thị trấn Na Hang, Tuyên Quang) bị áp xe vú ngực chảy mủ do tắc tuyến sữa.

Đắp lá trị tắc tuyến sữa, sản phụ bị nhiễm trùng chảy mủ, đau đớn - 1

Sản phụ chảy mủ đau đớn vì đắp lá chữa tắc tia sữa. 

Trước đó, sản phụ được đưa đến BV trong tình trạng ngực có một ổ nhiễm khuẩn, chảy mủ. Bệnh nhân cho biết, đang trong thời kỳ cho con bú và bị tắc tuyến sữa.

Nghe lời người thân, bệnh nhân chỉ đắp lá, chữa bệnh theo dân gian, khi ổ nhiễm trùng chảy mủ mới đến BV thăm khám.

Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ hội chẩn và chẩn đoán ban đầu chị H. bị áp xe vú nên triển khai phương pháp chiếu tia plasma hỗ trợ làm lành vết thương. Ngay sau lần chiếu tia plasma đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đỡ đau rất nhiều, hiệu quả tốt lên trông thấy.

Các bác sĩ cho biết, sau lần chiếu tia thứ 4, các bác sĩ sẽ thăm khám lại, nếu đủ điều kiện sẽ khâu thẩm mỹ lại vết thương của chị.

Các bác sĩ cảnh báo, việc đắp lá tạo ra sự kích ứng da gây nên mẩn đỏ da tại vị trí bầu ngực. Bởi vì bản thân các loại lá cây chứa nhiều lông tơ nhỏ rất dễ gây kích ứng cho da, chưa kể nếu các lá cây chưa vệ sinh kỹ nhiễm bẩn hoặc chứa hóa chất thì còn nguy hiểm hơn.

Thứ hai, khi tạo áp xe, người nhà của bệnh nhân lại nặn bóp quá sớm làm ổ nhiễm trùng lan rộng gây tổn thương tổ chức mềm lành xung quanh, khiến bệnh lý nặng hơn.

Khi ngực căng, có dấu hiệu tắc sữa, sản phụ có thể chườm nóng hoặc massager ngực sẽ có hiệu quả trước khi trở thành ổ áp xe. Có thể phối hợp sử dụng thông tắc sữa bằng máy hút sữa hoặc làm mềm ngực bằng máy vật lý trị liệu như đèn hồng ngoại, sóng siêu âm.

Cách làm cụ thể: Trước khi hút dịch nên uống một cốc sữa nóng, ngũ cốc, đắp khăn nóng lên bầu ngực lau sạch đầu ti trước khi vắt, trong lúc hút nên uống cốc nước nóng. Tuy nhiên, nết vắt mà không ra sữa thì nên lấy khăn ấm massger bầu ngực theo chiều từ trên xuống đầu núm ti, bóp sữa ở quầng thầm của ngực không phải đầu núm vú.

Ngoài ra, có thể luộc quả trứng bóc vỏ hoặc cơm nóng nắm bọc khăn chườm lên hai bầu ngực, lăn nhẹ từ ngoài vào trong đến khi cơm nắng và trứng nguội sẽ giúp tia sữa thông nhanh hơn.

Hãi hùng ngực lở loét, chảy dịch vì đắp lá chữa ung thư vú suốt 3 năm

Phát hiện khối u vú phải cách đây 3 năm, nhưng thay vì đến BV điều trị, chị T. lại tự ý mua thuốc nam chữa tại nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN