Đáng sợ các biện pháp tránh thai thời phong kiến Trung Hoa

Rất nhiều các biện pháp tránh thai đáng sợ được thực hiện phổ biến thời phong kiến Trung Hoa.

Việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong cung đình Trung Hoa phong kiến chủ yếu từ ba nguyên nhân. 

Thứ nhất, vua sợ Sử quan ghi chép mình hoang dâm vô độ, để lại tiếng xấu lưu truyền hậu thế. Mỗi lần vua "sủng ái' với các phi tần đều được ghi chép. Nếu áp dụng tránh thai, hoàng đế sẽ yên tâm hưởng lạc chốn hậu cung mà không làm tổn hại uy nghiêm.

Thứ hai, hậu cung vốn hàng nghìn phi tần, ai ai cũng muốn được vua sủng ái. Để thoát khỏi số phận cô độc nơi lãnh cung, họ luôn tìm trăm phương ngàn kế để sinh con cho vua trước khi nhan sắc tàn phai. Hoàng đế nếu không thích hoặc cảm thấy phi tần này mục đích xấu, sẽ hạ lệnh thái giám ép người đó tránh thai.

Cuối cùng, vua sợ con cháu tranh quyền đoạt vị. Chuyện tàn sát nhau để tranh ngai vàng được ghi chép nhiều trong sử sách, có thể kể đến sự việc Huyền Vũ Môn thời Đường (618-907) hay nghi án Chúc ảnh phủ Thanh thời Tống (960-1279). Tránh thai sẽ giúp hoàng đế không phải đau đầu chọn người kế vị.

Phi tần chốn hậu cung phải dùng nhiều biện pháp để tránh thai (Ảnh: News).

Phi tần chốn hậu cung phải dùng nhiều biện pháp để tránh thai (Ảnh: News).

Theo đó, sử sách chủ yếu ghi chép lại ba biện pháp tránh thai dưới đây: Biện pháp tránh thai thứ nhất là "án huyệt lưu tinh" hay còn gọi là bấm huyệt. 

Sau thời Thanh (1616-1912), hoàng đế càng tránh thai cẩn thận hơn. Theo "Thanh triều dã sử đại quan", khi vua ân sủng phi tần, thái giám tổng quản quỳ xuống chờ lệnh, hỏi vua nên bỏ hay giữ. Trong trường hợp Hoàng đế bảo bỏ, thái giám sẽ bấm nhẹ vào "huyệt hậu môn" của phi tần để "long tinh - tinh trùng" chảy ra ngoài. Nếu vua muốn giữ, thì thái giám sẽ ghi lại cụ thể ngày giờ để có bằng chứng thụ thai. Tuy nhiên, tài liệu cổ không ghi lại cụ thể biện pháp này hiệu quả ra sao.

Các phi tần phải tránh thai bằng nhiều biện pháp đáng sợ (Ảnh minh họa Sohu).

Các phi tần phải tránh thai bằng nhiều biện pháp đáng sợ (Ảnh minh họa Sohu).

Biện pháp tránh thai thứ hai là "liễu đỗ thiếp" hay còn gọi là hạ xương, tức nhét xạ hương vào rốn. 

Đây là phương pháp tránh thai được nhiều phi tần sử dụng. Thời Trung Quốc cổ đại quan niệm rằng, xạ hương không chỉ giúp phụ nữ có mùi hương cơ thể hấp dẫn, mà còn là biện pháp tránh thai hiệu quả. Được biết, biện pháp này cũng được các cô gái chốn lầu xanh sử dụng với mong muốn có mùi thơm quyến rũ và da dẻ mịn màng.

Ảnh tư liệu về các phi tần nhà Thanh (Ảnh: Zazhi).

Ảnh tư liệu về các phi tần nhà Thanh (Ảnh: Zazhi).

Lịch sử Trung Hoa ghi lại, hai mỹ nhân nổi tiếng Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức từng dùng phương pháp này. Nhưng việc dùng xạ hương tránh thai đã bị thất truyền. 

Biện pháp tránh thai dùng độc dược

Thuốc này chủ yếu là độc dược. Thành phần của nước trà tránh thai của phi tần hoặc cung nữ thường có lượng thủy ngân nhỏ. Cách này không trực tiếp gây chết người mà hiệu quả rõ ràng. Thành phần của loại thuốc này có chứa xạ hương, không những giúp tránh thai hiệu quả mà còn phá thai. 

Tạo hình phi tần thời phong kiến trong một thước phim cổ trang Trung Quốc (Ảnh: News).

Tạo hình phi tần thời phong kiến trong một thước phim cổ trang Trung Quốc (Ảnh: News).

Ở nhiều nền văn minh từ Ai Cập, Hi Lạp cổ đại cho tới thời phong kiến Trung Quốc, phụ nữ được khuyên uống thủy ngân để tránh có thai. Từ Hy Thái hậu khi nhập cung được vua Hàm Phong lâm hạnh, lần đầu tiên mang thai liền bị người khác lén ám hại bỏ xạ hương vào nước trà uống rồi xảy thai. Loại thuốc này duy công dụng tốt nhưng dùng lâu dài sẽ dẫn tới vô sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Uống thuốc tránh thai hiệu quả rất cao nhưng cũng có thể là ”mầm họa” nếu hiểu sai điều này

Thuốc tránh thai hằng ngày (hay thuốc ngừa thai tháng) có thể giúp bạn ngừa thai hiệu quả đến hơn 99%, song cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Sức khỏe sinh sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN