Đã có hơn 21.000 người nhập viện vì tay chân miệng

Trong tháng 9, trên cả nước đã ghi nhận hơn 12.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Thống kê mới nhất từ Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 42.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có hơn 21.000 trường hợp phải nhập viện điều trị.

Theo các chuyên gia y tế, tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.

Đã có hơn 21.000 người nhập viện vì tay chân miệng - 1

Đã có hơn 21.000 trường hợp phải nhập viện điều trị.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Khi phát hiện trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen. Và biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. 

Bác sĩ lưu ý cha mẹ cần phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Theo các bác sĩ đây là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Bộ Y tế khuyến cáo khi trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ gia đình nên cho bé uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cả thau chậu tắm giặt, ngừa virus bám lại trên tay và gây bệnh cho trẻ nhỏ…

Phòng bệnh tay chân miệng khi thời tiết giao mùa

Trong những đợt bùng phát dịch, bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ bởi nó có thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN