Cứ 5 người trên 40 tuổi thì có 1 người mắc suy tim

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1.6 triệu người mắc suy tim cần chăm sóc và điều trị.

Tăng cường nhập viện hợp lý

Tại Hội thảo “Tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế tổ chức ngày 11/11, TS. Nguyễn Khánh Phương, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế chia sẻ tổng quan về vai trò của nhập viện hợp lý trong nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế.

TS. Nguyễn Khánh Phương khẳng định: Nhập viện không cần thiết là có thể tránh được bằng những biện pháp phòng bệnh và điều trị hiệu quả, kịp thời ngay từ tuyến y tế cơ sở. Việc tăng cường nhập viện hợp lý giúp hệ thống y tế hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tăng sức chống chịu của hệ thống y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

1-2% dân số tại các nước phát triển mắc suy tim, cứ 5 người trên 40 tuổi thì có 1 người mắc suy tim. (Ảnh minh họa).

1-2% dân số tại các nước phát triển mắc suy tim, cứ 5 người trên 40 tuổi thì có 1 người mắc suy tim. (Ảnh minh họa).

PGS. TS. BS. Nguyễn Ngọc Quang, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia đã chia sẻ về thực trạng của suy tim và hiện trạng quản lý suy tim hiện nay tại Việt Nam.

Theo BS Quang, suy tim là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh cao:  1-2% dân số tại các nước phát triển mắc suy tim, cứ 5 người trên 40 tuổi thì có 1 người mắc suy tim.

Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1.6 triệu người mắc suy tim cần chăm sóc và điều trị.

Người bệnh suy tim thường xuyên phải nhập viện vì những đợt suy tim cấp, và khoảng 4-7% bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện là khoảng 10% và tăng lên khoảng 20% sau 1 năm. Có tới gần 50% bệnh nhân tử vong sau 5 năm mắc suy tim, cao hơn tỷ lệ tử vong do một số bệnh ung thư phổ biến. Điều trị suy tim không tối ưu khiến bệnh nhân gia tăng nguy cơ phải nhập viện do đợt cấp, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 sẽ càng làm tăng gánh nặng lên hệ thống chăm sóc y tế.

Theo đó, việc quản lý suy tim tại Việt Nam như sau: Mô hình quản lý bệnh suy tim mới theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu (ESC)/Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đang được triển khai tại hơn 40 bệnh viện trong cả nước và đang từng bước chứng minh hiệu quả của quản lý toàn diện trong giảm tỉ lệ nhập viện. Sử dụng sớm nhất và an toàn nhất các thuốc chuyên khoa điều trị suy tim. Có 4 nhóm thuốc trụ cột làm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện cho bệnh nhân suy tim chuyên khoa điều trị suy tim, trong đó có nhóm thuốc ARNI được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân suy tim mạn trong nhiều hướng dẫn của quốc tế và Việt Nam về chẩn đoán & điều trị Suy tim. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân suy tim được tiếp cận và sử dụng các thuốc điều trị suy tim hiệu quả sẽ giúp tránh bệnh nhân khỏi vòng xoáy nhập viện – xuất viện – tái nhập viện và nguy cơ tử vong.

Ông Roeland Roelofs, Giám đốc toàn cầu ngành điều trị suy tim, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp nhằm giảm tình trạng nhập viện có thể tránh được cho bệnh nhân suy tim với các cơ chế quản lý và các giải pháp đa chiều của hệ thống y tế tại các quốc gia phát triển như kỹ thuật tiên tiến, chuyên môn lâm sàng, tài chính y tế/chi trả bảo hiểm, quản lý bệnh nhân, theo dõi giám sát điều trị ngoại trú ... Đồng thời, ông cũng đưa ra một số khuyến nghị về những cách tiếp cận có thể mang lại tác động tích cực đối với mục tiêu tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam.

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam

Dựa trên những thảo luận tại buổi hội thảo, các đại biểu đã thống nhất đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nhập viện hợp lý tại Việt Nam bao gồm:

Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí nhập viện phù hợp để làm công cụ quản lý hiệu quả nhập viện tại Việt Nam

Đẩy mạnh việc quản lý và chăm sóc sức khỏe toàn dân tại tuyến y tế cơ sở. Việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý toàn diện ngay từ đầu, giúp xác định đúng lúc các trường hợp cần phải nhập viện khi cần thiết, duy trì sức khỏe; mặt khác cũng nhờ vậy, sẽ tránh được các trường hợp nhập viện không cần thiết khác, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, hạn chế việc chuyển tuyến không hợp lý gây khó khăn trong quản lý dịch bệnh.

Mở rộng mô hình quản lý bệnh nhân suy tim và ứng dụng công nghệ thông tin giúp quản lý được nhiều bệnh nhân hơn và toàn diện hơn, tăng cường được sự kết nối và thông tin kịp thời đến người bệnh cũng như liên thông kết quả và dữ liệu điều trị được nhanh chóng, đầy đủ.

Đảm bảo cho các bệnh nhân nói chung, đặc biệt là bệnh mạn tính như suy tim nói riêng được tiếp cận và sử dụng thuốc phù hợp, bao gồm việc tiếp cận thuốc mới được khuyến cáo theo các tài liệu chuyên môn như nhóm ARNI nhằm giúp nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị, kiểm soát biến chứng tốt hơn, giảm tải gánh nặng nhập viện điều trị, giảm tử vong cho bệnh nhân cũng như gánh nặng cho hệ thống y tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 12%, chỉ vì ăn quá nhiều loại thịt này

Thịt là nguồn thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người. Thế nhưng, bạn cần phải biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN