Chuyên gia chỉ cách cực hay phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Sự kiện: Sống khỏe

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ.

Tại Hội nghị thường niên Hô hấp Việt Nam năm 2018 diễn ra vào cuối tháng 9, PGS.TS. Đào Minh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em vẫn là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh lý ở trẻ em.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cảnh báo, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ và chỉ ra những bệnh dễ mắc nhất.

Chuyên gia chỉ cách cực hay phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa - 1

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc các bệnh này. 

Viêm phổi

Trong tổng số bệnh nhi đến khám, quá 60% là các bệnh liên quan đến bệnh đường hô hấp, viêm phổi…Đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh. Vì thế, với những bệnh nhi ngoại trú, bác sĩ yêu cầu cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến bệnh cực kỳ nhanh.

Viêm mũi dị ứng

Những bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa đó là viêm mũi dị ứng đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm.

Trẻ viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có màu vàng hoặc xanh khi đó là đã bị bội nhiễm vi khuẩn), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai.

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà.

Cảm/cúm

Cảm do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.

Khi bé bị cảm thờng bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.

Viêm họng cấp

Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

Để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ cần chú ý vệ sinh mũi họng như: rửa mũi, đánh răng, súc miệng nước muối ấm. Giữ ấm vùng cổ khi nằm điều hoà.

Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, để đề phòng bệnh hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý giấc ngủ, bữa ăn của trẻ, không tự ý dùng kháng sinh, không cần vệ sinh mũi nếu không có biểu hiện bệnh, đặc biệt không tự ý dùng khí dung; Cho trẻ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, gồm cả vi chất. Tăng cường ra quả. Sau nữa cần tiêm chủng phòng bệnh cho đầy đủ, có rất nhiều vắc-xin phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp. …

Ăn những món này không lo viêm phổi khi trời lạnh

Theo TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong đạm động vật...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN