Chữa tăng nhãn áp bằng kính áp tròng

Sự kiện: Bệnh mắt

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Bệnh viện Mắt và Tai Massachusetts, ĐH Y khoa Harvard, Bệnh viện Nhi Boston và Viện Công nghệ Massachusetts đã chế tạo loại kính áp tròng có thể đưa thuốc dần vào mắt bệnh nhân bị tăng nhãn áp (glaucoma) trong vòng một tháng và họ cho đây là phương pháp ưu việt hơn so với sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biometrics, kính áp tròng chữa tăng nhãn áp được chế tạo từ một tấm phim polymer kết thành nang chứa thuốc bao quanh một loại kính áp tròng thường được sử dụng. Tấm phim không che phủ vùng trung tâm khiến cho thị lực của người sử dụng không bị ảnh hưởng.

Chữa tăng nhãn áp bằng kính áp tròng - 1

Kính áp tròng chứa thuốc chữa mắt có thể phần nào thay thế thuốc nhỏ mắt trong tương lai. Ảnh: MNT

Thí nghiệm cho thấy công hiệu kính áp tròng trong chữa bệnh tăng nhãn áp tương đương việc dùng thuốc nhỏ mắt hằng ngày trong một tháng. Tăng nhãn áp là dạng bệnh mắt gây tổn hại dây thần kinh thị giác và là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ hai.

Nhóm nghiên cứu cho biết loại kính áp tròng này còn có khả năng được sử dụng cho các loại bệnh mắt khác chứ không chỉ chữa tăng nhãn áp và có thể phần nào thay thế thuốc nhỏ mắt trong tương lai do sự tiện dụng và nhất là do bệnh nhân thường quên nhỏ mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Lâm (Người lao động)
Bệnh mắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN