Chạy bộ khi gặp vấn đề khó nói này, quý cô gặp nguy
Quý cô chọn chạy bộ là môn thể dục thường xuyên dễ gặp "gãy xương do căng thẳng", có mức độ phổ biến lên tới 20% người tập, nếu bỏ qua dấu hiệu bất thường trong "chu kỳ".
"Gãy xương do căng thẳng" là tình trạng hay gặp ở người tập luyện thể thao cường độ cao, hoặc người mới tập mà quá "hăng". Đó là một dạng nhẹ của gãy xương, thường là những vết nứt nhỏ, hay gặp nhất ở xương bàn chân. Tuy không nặng nhưng nó sẽ khiến bạn phải hạn chế vận động trong nhiều tuần lễ. Ước tính tới 20% người chạy bộ thường xuyên từng phải gánh chịu chấn thương này.
Trong 2 nghiên cứu vừa công bố trên Physical Therapy in Sport và Sports Health, giáo sư Therese Johnston (Khoa Vật lý trị liệu, Đại học Thomas Jefferson, Mỹ) cho biết những khác biệt và thay đổi sinh lý ở phụ nữ có thể khiến họ bị tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng.
Phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện cơ thể để tránh tình trạng gãy xương do căng thẳng khi chạy bộ - ảnh minh họa từ Internet
Hai nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố góp phần vào nguy cơ gãy xương do căng thẳng, từ yếu tố sinh lý, chẳng hạn như - cấu trúc và mật độ xương, khối lượng cơ, tình trạng nội tiết tố, đến những yếu tố ảnh hưởng bởi thói quen luyện tập, chẳng hạn như cường độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, những lần cố gắng chịu đau để luyện tập…
Kết quả khá bất ngờ: tình trạng này dường như có dấu hiệu cảnh báo. Các phụ nữ có tiền sử gãy xương do căng thẳng cho biết họ thường gặp sự thay đổi kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian luyện tập căng thẳng. Điều này xảy ra do thay đổi nội tiết. Những phụ nữ này cũng có mức độ khoáng ở xương hông thấp hơn những người không phải trải qua chấn thương đau đớn này.
Vì vậy, các tác giả đề nghị những phụ nữ chạy bộ không chuyên nên đi kiểm tra sức khỏe và xem xét lại mức độ tập nếu có sự bất thường trong kinh nguyệt.
Ngoài ra, cường độ tập hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các chất cần thiết cho hệ xương khớp… là rất quan trọng trong việc ngừa gãy xương do căng thẳng. Ước tính có tới 20% người chạy bộ thường xuyên gặp phải vấn đề này ít nhất 1 lần trong đời.
Nguồn: [Link nguồn]
Anh N.V.H. không hề có biểu hiện méo miệng, yếu hay liệt nửa người nên người nhà chủ quan, không nghĩ tới đột quỵ.