Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt trong ngày Tết, nhất là những ngày rét đậm?

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi thấy người con nóng như hòn than, chân tay lạnh ngắt, nhiệt kế thì luôn 40-41 độ mà không biết xử trí ra sao?

BS chuyên khoa Nhi Nguyễn Hồng Phong, cho biết, vào dịp Tết hay những ngày trời lạnh rất khó khăn cho cha mẹ khi chăm sóc con sốt mà nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ phòng chỉ có 10 độ.  Người con nóng như hòn than, chân tay lạnh ngắt, nhiệt kế thì luôn 40-41 độ, cha mẹ không biết nên chườm ấm hay đắp chăn hay làm gì?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt trong ngày Tết, nhất là những ngày rét đậm? - 1

Do đó, khi con bị sốt, cha mẹ nên làm những việc sau:

Bình tĩnh: Tác dụng của bình tĩnh, không lo lắng có vai trò vô cùng quan trọng.

- Thứ nhất: bạn sẽ tỉnh táo đưa ra các quyết định đúng cho con.

- Thứ hai: suy nghĩ tích cực, lạc quan sẽ tạo ra năng lượng từ trường tích cực lan tỏa đến xung quanh, trong đó con bạn sẽ có lợi rất lớn. Đừng để một em bé đã đang hoảng loạn mệt nhọc lại bị tổn thương thêm vì một bà mẹ hoảng loạn.

Hiểu đúng về sốt

Sốt là kết quả của một chuỗi các đáp ứng của cơ thể từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua hàng rào tế bào niêm mạc bảo vệ và tế bào miễn dịch. Làm điều chỉnh nhiệt độ chuẩn của cơ thể từ (36 độ 1 đến 37 độ 5, đo tại miệng, điều kiện chuẩn) lên một mức chuẩn mới là T1; điểm điều nhiệt này nằm tại não. Từ đây một loạt các phản ứng gây tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt, biểu hiện lâm sàng con sẽ RÉT RUN, VÂN TÍM, LẠNH.

- Sốt có tác dụng lợi giúp cơ thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh

- Tác dụng không tốt của sốt. gây ra các rối loạn như nhịp tim nhanh, mất nước, mệt mỏi.

- Biến chứng nguy hiểm của sốt: co giật.

Chườm ấm trời lạnh

Cơ chế sốt đã rõ, phản ứng cơ thể gây co mạch ngoại vi và em bé rét run. Chườm ấm vùng nách và bẹn sẽ giúp giãn mạch ngoại vi, tản nhiệt cho cơ thể.

Khi nhiệt độ ngoài trời lạnh, cửa phòng hãy đảm bảo kín.

Nếu có điều hòa ấm bạn vẫn có thể bật và chườm ấm như bình thường.

Nếu không, hãy mặc quần áo dài tay cho con, và chườm ấm những vùng hở như trán là đủ.

Sốt có lợi nhưng cũng cần theo dõi cẩn thận: Nguyên nhân gây sốt mới gây hại ( virus, vi khuẩn ) tuy nhiên sốt cao khiến con mệt, ăn kém. Hãy kiên nhẫn tăng cường từng thìa sữa cho con.

Sốt không gây hại cho não nếu các tác nhân không gây ra các viêm não, màng não.

Uống hạ sốt: Nếu trẻ trên 38,5 độ

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sốt cao, co giật cực kỳ đơn giản

Cha mẹ bối rối không biết làm thế nào mỗi khi con bị sốt, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng có hướng dẫn về cách xử lý sốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN