Cha mẹ khổ sở vì con bị viêm tai giữa tái lại nhiều lần, bác sĩ lý giải nguyên nhân

Những bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa xuất hiện nhiều lần thực chất là điều trị chưa dứt điểm.

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Khoa Tai mũi họng, BV Đại học Y Hà Nội theo thống kê, câu hỏi mà trên diễn đàn bác sĩ hay gặp và khi cha mẹ đưa con đi khám là: Tại sao con tôi cứ bị viêm tai giữa nhiều lần như vậy?

Theo đó, 82% những bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa xuất hiện nhiều lần thực chất là điều trị chưa dứt điểm.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Nhiều bậc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có suy nghĩ kháng sinh là thuốc rất nguy hại và chỉ dùng 5 - 7 ngày nên khi trẻ có biểu hiện giảm triệu chứng là lập tức họ dừng thuốc mà chưa có sự thăm khám lại của bác sĩ. Trong những trường hợp chưa diệt được vi khuẩn trong tai giữa, chúng sẽ “phục hồi sinh lực, thậm chí còn mạnh mẽ hơn” do kháng thuốc.

Về điều trị kháng sinh trong viêm tai giữa, trung bình sẽ sử dụng 2 - 3 tuần, trong một số trường hợp đặc biệt do các chủng vi khuẩn cũng như độc tính của vi khuẩn mà có thể sử dụng tới 8 tuần.

Thói quen chưa phù hợp thường xuyên bơm rửa nước muối vào mũi và xì mũi, thói quen này sẽ đầy dịch mũi lẫn vi khuẩn gây bệnh vào trong xoang và tai giữa. Từ nguyên nhân này trong tai giữa có thể xuất hiện thêm những chủng vi khuẩn mới và không phù hợp với nhóm kháng sinh đang sử dụng.

Viêm tai giữa tái phát nhiều đợt có thể là do những lần nhiễm viêm mũi họng mới của người bệnh quá gần (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng, trẻ suy dinh dưỡng), từ vùng họng mũi, vi khuẩn sẽ vào tai giữa tiếp tục gây viêm tai giữa.

Vì thế, ở trẻ dưới 6 tháng hoặc trẻ suy dinh dưỡng đang mắc viêm tai giữa, khuyến cáo không cho trẻ đi tới những nơi đông đúc như siêu thị, công viên...

Do dị ứng thực phẩm: có khoảng 5% trẻ dị ứng với thực phẩm thể hiện bằng những đợt viêm mũi họng tái diễn, những trường hợp này, người chăm sóc trẻ mới là người phát hiện được để tránh. Nếu thực hiện được, tần suất viêm mũi họng và viêm tai giữa sẽ giảm hẳn.

Nguyên nhân ít gặp hơn là viêm tai giữa ở những trẻ dưới 6 tháng do trào ngược. Biểu hiện ở những trẻ này là tần số nôn chớ rất nhiều.

Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lưu ý tư thế khi cho ăn (ví dụ nên để trẻ nằm nghiêng khi bú hoặc thay đổi bên khi bú, giảm số lượng mỗi bữa ăn...) qua đó cũng giảm được tần suất viêm tai giữa.

Nguồn: [Link nguồn]

Viêm tai giữa ở trẻ em, dùng thuốc như thế nào?

Viêm tai giữa ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể mất thính lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Bệnh viêm tai giữa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN