Cặp song sinh 1 người ăn đồ ngọt, người còn lại chỉ ăn chất béo trong 30 ngày, kết quả gây sốc
Chất béo và đường, cái nào dễ gây béo hơn? Chất nào có hại hơn cho cơ thể?
2 bác sĩ người Anh đã tự mình tiến hành thí nghiệm trên người và cùng với 7 chuyên gia y học, dinh dưỡng và thể thao của Anh và Mỹ, họ đã hoàn thành một bài kiểm tra điên rồ và nghiêm ngặt. Kết quả thí nghiệm cực gây sốc đối với những gì mọi người biết trước giờ về bệnh béo phì.
Chris và Xant là cặp song sinh giống hệt nhau, đồng thời là bác sĩ, để thử nghiệm chất béo và đường xem loại nào có hại nhất cho cơ thể, họ bắt đầu thực hiện kế hoạch ăn khắc nghiệt trong một tháng.
Các nhà dinh dưỡng đã cung cấp cho họ 2 bộ kế hoạch ăn, đó là ăn nhiều đường (chỉ ăn bánh mì, khoai tây, cơm, kẹo, nước trái cây, nước có ga và các thực phẩm khác có hàm lượng đường cao) và ăn nhiều chất béo (không ăn thực phẩm chứa nhiều đường như như bánh mì, khoai tây, gạo hay bất kỳ loại thực phẩm nào có carbohydrate và chất xơ, chỉ những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như phô mai, bơ, thịt,...).
Để quan sát tác động của hai chế độ ăn đến hoạt động của não, 2 tuần sau khi chương trình được triển khai, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu hai anh em làm công việc giao dịch chứng khoán trong một ngày. Công việc này có tác động lớn đến khả năng tính toán, tinh thần, trí nhớ và khả năng thích ứng.
Sau khi thí nghiệm bắt đầu, Xant, người chỉ ăn đồ béo, đã phải vật lộn rất vất vả, trí nhớ và khả năng phản ứng không theo kịp yêu cầu công việc. Trái ngược lại, Chris, người tuân thủ chế độ ăn toàn đường, lại thực hiện rất tốt công việc với trí nhớ và năng lượng mạnh mẽ.
Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể không tiêu thụ đủ lượng carbohydrate cần thiết sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ. Não không thể nhận đủ glucose từ bữa ăn nên não không thể hoạt động tốt.
Buổi kiểm tra thứ hai là một bài kiểm tra thể lực, người ta thấy lượng đường trong máu của Chris giảm nhanh sau khi chỉ ăn đường, nhưng Xant vẫn trong tình trạng tốt.
Sau khi nghỉ ngơi và bổ sung lượng calo tương tự, Chris đã vượt qua Xant ở chặng nước rút cuối cùng. Có thể thấy, sau khi lượng đường ăn vào đã được hấp thụ hoàn toàn vào máu khiến lượng đường trong máu tăng lên, nó có thể nhanh chóng cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Chất béo mà Xant tiêu thụ không thể chuyển đổi trực tiếp thành đường mà chỉ có thể chuyển đổi thành axit amin bằng cách tiêu thụ protein cơ bắp, sau đó gián tiếp làm tăng lượng đường trong máu và duy trì năng lượng cần thiết cho việc tập thể dục.
Thí nghiệm kết thúc một tháng sau đó, điều khiến người ta kinh ngạc là cả 2 người đều giảm cân, Chris, người chỉ ăn đường, giảm được 1 kg, trong khi Xant chỉ ăn chất béo giảm được 3,5 kg.
Ngoài đường và chất béo, thực phẩm chứa nhiều dầu cũng có thể mang lại gánh nặng rất lớn cho sức khỏe. Vì vậy, mọi người nên chú ý 4 loại thực phẩm có khả năng hấp thụ dầu cực lớn dưới đây, khi chế biến mọi người nên chú ý cho ít dầu để đảm bảo sức khỏe.
1. Trứng
Tỷ lệ hấp thụ dầu của một quả trứng cao tới 43%. Một số cư dân mạng đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng, trứng trong chảo nhanh chóng hấp thụ dầu nóng trong quá trình chế biến.
2. Cà tím
Tuy hàm lượng chất béo trong cà tím không cao nhưng nó lại có khả năng hút dầu tốt do cấu trúc của cà tím xốp như miếng bọt biển.
3. Khoai tây, khoai lang
Khoai tây, khoai lang có xu hướng dính vào chảo do hàm lượng tinh bột cao khi nấu, khi chiên rất dễ hấp thụ dầu thừa.
4. Một số sản phẩm từ đậu nành
Những thực phẩm như đậu phụ, váng đậu khi chế biến hấp thụ rất nhiều dầu, khiến món ăn có nhiều chất béo, mọi người nên lưu ý khi nấu ăn.
5. Rau xanh
Các loại rau xanh như xà lách, rau muống sẽ không hấp thụ dầu trong quá trình đun nóng mà sẽ để dầu đọng lại trên bề mặt.
Nguồn: [Link nguồn]
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sáng 14-7 tuyên bố aspartame, một chất tạo ngọt thường được dùng trong nước ngọt "ăn kiêng", kẹo cao su, kem đánh răng, thuốc ho... là "chất...