Bố mẹ "sốc" khi phát hiện con trai 7 tuổi bị ngộ độc gan do vật dụng quen thuộc của gia đình

Vừa qua, bố của một bệnh nhân 7 tuổi (người Trung Quốc) cho biết, gia đình vừa trải qua một cú sốc khủng khiếp khi biết con trai mình bị ngộ độc gan do những vật dụng gia đình.

Theo lời kể của người bố, sau phát hiện con trai mình bị tổn thương gan do ngộ độc, bác sĩ khuyên nên đưa các thành viên khác trong gia đình đi kiểm tra, cuối cùng kết quả chẩn đoán đã được xác nhận: Cả 4 thành viên trong gia đình đều bị tổn thương gan ở các mức độ khác nhau.

Trong quá trình trao đổi, bác sĩ được biết tất cả bộ đồ ăn như thớt, đũa trong nhà đều làm bằng gỗ, đã sử dụng được hơn 2 năm. Bác sĩ cho rằng đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Đũa, thớt mốc là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Đũa, thớt mốc là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Giải thích về điều này, các bác sĩ cho rằng những đồ dùng bằng gỗ trong ăn uống có thể xuất hiện những đường nứt dễ thấy trên bề mặt do sử dụng lâu ngày, đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển.

Vì vậy nếu bảo quản không tốt, đũa hay thớt gỗ sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ.

Những dấu hiệu ban đầu cảnh báo bạn bị ảnh hưởng của nấm mốc

Đối tượng dễ bị tổn thương vì nấm mốc là người già, trẻ nhỏ và người có sức khỏe yếu. Ảnh minh họa

Đối tượng dễ bị tổn thương vì nấm mốc là người già, trẻ nhỏ và người có sức khỏe yếu. Ảnh minh họa

Những người dễ bị ảnh hưởng của nấm mốc là những trẻ nhỏ, người già và những người sức khỏe kém. Triệu chứng nhiễm nấm mốc bao gồm ho, thường xuyên thấy mệt mỏi, mắt và họng bị kích thích, đau đầu, da trở nên mẫn cảm hay buồn nôn, tiêu chảy mất nước gây đến suy kiệt cơ thể.

Ngoài ra các bào tử nấm còn gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng..

Chính vì vậy, để đối phó với nấm mốc, vi khuẩn thì bát đũa, dao thớt khi sử dụng xong nên rửa luôn và rửa thật sạch, treo hoặc kê lên để vật dụng nhanh khô (đối với thớt). Còn đối với đũa, bạn nên để tách ra và phơi ra nắng cho đũa nhanh khô chứ không nên dồn đống khiến đũa ẩm, ướt.

Ngoài ra, các loại đồ gỗ như thớt, đũa gỗ nên thay thường xuyên, tối đa là 6 tháng/lần.

Nhận biết thớt, đũa đã hết hạn sử dụng

Khi xuất hiện những chấm đen trên đũa nên mạnh dạn bỏ đi. Ảnh minh họa

Khi xuất hiện những chấm đen trên đũa nên mạnh dạn bỏ đi. Ảnh minh họa

Khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc, hơn nữa chỉ cần môi trường ướt, độ ẩm đạt mức độ nhất định và chỉ cần một thời gian là có thể sinh sôi.

Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; Đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng. Hãy ngửi thử, nếu có vị chua rõ rệt, chứng tỏ đũa bị nhiễm bẩn, hãy bỏ ngay lập tức.

Nguồn: [Link nguồn]

Người mắc bệnh gan nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Những người mắc bệnh gan nếu không biết rõ những quy tắc trong ăn uống dưới đây sẽ vô tình "đầu độc" gan vốn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN