Bị chó cắn 4 năm trước, người phụ nữ đột ngột tử vong vì bệnh dại

Sự kiện: Bệnh dại

Bệnh nhân bị chó cắn cách đây khoảng 4 năm nhưng không được tiêm phòng vắc-xin dại.

BS CKI. Mai Thị Thúy – PGĐ trung tâm Kiểm soát bệnh tật vừa thông tin, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, nghi ngờ mắc bệnh dại bệnh nhân H.T.H, 44 tuổi có địa chỉ thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.

Điều trị bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.  Ảnh: Thạch Quý.

Điều trị bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.  Ảnh: Thạch Quý.

Khai thác tiền sử qua người nhà bệnh nhân kể lại, chị H. bị chó cắn cách đây khoảng 4 năm, nhưng không được tiêm phòng vắc-xin dại.

Ngày 12/11, bệnh nhân thấy đau mỏi nhức 2 chân đau từ đầu gối trở xuống. Đến ngày 16/11, bệnh nhân vào nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn với lý do không ăn, không ngủ, giật tay chân, hoảng hốt, rớt dãi chảy ra khóe miệng, đồng tử 2 bên đều phản xạ ánh sáng dương tính, tăng tiết đờm dãi, buồn nôn, nôn khan liên tục, rùng mình từng cơn, sau nặng dần lên

Ngày 18/11, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn) triệu chứng ngày càng nặng, đến chiều cùng ngày được chuyển đi Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội và đã tử vong trong đêm.

Theo BS Thủy, hằng năm trên địa bàn tỉnh đều có những trường hợp tử vong do bệnh dại, các trường hợp này đều chủ quan không đi tiêm phòng, những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%.

Biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổng là khi nghi bị nhiễm virus dại cần phải điều trị dự phòng bao gồm: Rửa vết thương, tiêm phòng vắc xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Đối với vết thương sâu, nhiều vết thương cùng một lúc, những vết thương gần thần kinh trung ương như đầu, mặt cổ, đầu các ngọn chi, bộ phận sinh dục cần phải tiêm phối hợp cả vắc-xin và huyết thanh kháng virus dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, bác sĩ khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

 1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông tử vong sau 2 tháng bị chó cắn

Khoảng 2 tháng trước thời điểm khởi phát bệnh, trong khi làm nông tại trang trại của gia đình, bệnh nhân bị một con chó thả rông (không rõ nguồn gốc) cắn vào mu bàn tay phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Bệnh dại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN