Bệnh nhân ung thư không biết mắc bệnh từ khi nào, ăn như thế này chính là bước đầu tiên hủy hoại cơ thể

Sự kiện: Ung thư

Việc ăn quá no hay thích thức ăn có gia vị đậm chính là bước đầu tạo nền móng cho các tế bào ung thư phát triển.

Trang Aboluowang đưa tin, Yu Juan - một giáo viên trẻ xuất sắc tại Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc qua đời ở tuổi 32. Cô chết vì bệnh ung thư dạ dày khi tuổi đời còn rất trẻ. Bác sĩ đã phân tích nguyên nhân cái chết của cô, trong đó phần lớn là do thói quen ăn uống bừa bãi, ăn quá no, thức ăn không lành mạnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên blog cá nhân cô viết: "Mặc dù bị ốm nhưng khi thấy món thịt yêu thích trên bàn thì tôi vẫn ráng ăn, nhưng ăn xong thì bụng nôn nao khó chịu. Tôi là người chưa bao giờ từ chối các món ăn và ăn rất nhiều thứ mà người khác không dám như thịt cá voi, rắn, linh dương, thịt công... Tôi thích trò chơi con rắn trên điện thoại. Tôi nghĩ dù nó có khéo léo đến đâu, hậu quả của việc tham ăn sẽ khiến nó chết bất cứ lúc nào không cẩn trọng. Hóa ra, tôi chính là con rắn tham lam đấy".

Một trường hợp khác có tài khoản tên là @ThinkInWC chia sẻ, anh là một kỹ thuật viên, nhưng vào tháng 10/2014 anh được chẩn đoán là bị ung thư trực tràng. Anh đã viết trong một blog có tựa đề "Tại sao bị ung thư lại là tôi".

Khi nhắc đến thói quen ăn uống của mình, anh nhớ lại bản thân thích đồ uống lạnh trong thời gian rất dài. "Tôi không biết đồ uống lạnh có thể làm tổn thương lá lách và dạ dày cho tới khi bị mắc bệnh", anh buồn rầu nhớ lại.

Ảnh: USA Today

Ảnh: USA Today

Ngoài ra, anh còn nói rằng mình thích ăn đồ béo nhiều dầu, đặc biệt là các loại thịt nướng. "Trong một khoảng thời gian trước khi bị bệnh, tôi thường ăn cánh gà nướng muối, chân gà ngâm, mì ăn liền và các loại đồ ăn vặt khác. Vào những ngày nóng, mỗi buổi trưa tôi đều gọi 1 ly trà sữa", anh nói.

Thêm một trường hợp đáng cảnh báo dành cho những ai thích ăn cay. Don Gang làm công việc kế toán, anh không may bị ung thư dạ dày. Anh nói rằng mình có sở thích ăn uống không tốt cho sức khỏe. Anh đặc biệt thích ăn thịt, vào mùa hè anh thường ra ngoài uống bia mỗi tối, ăn đồ cay nướng, không ngủ trước 12h đêm trong suốt 10 năm. Khi không thể chịu đựng cơn đau dạ dày nữa, anh đến bệnh viện và phát hiện ra bị ung thư.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, thói quen ăn uống của mọi người cũng thay đổi theo. Thưởng thức các món ăn ngon là điều ai cũng thích, nhiều khi chỉ vì món ăn quá ngon mà nhiều người lỡ ăn rất nhiều. Trong một thời gian dài, thói quen tham ăn như vậy sẽ khiến cho cơ thể phát sinh ra nhiều bệnh.

Những căn bệnh liên quan tới thói quen ăn quá nhiều

Bác sĩ Chen Hong thuộc khoa Tiêu hóa, bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc chỉ ra nhiều căn bệnh hình thành thông qua việc ăn uống vô tội vạ.

Ảnh: VelAle

Ảnh: VelAle

- Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tích trữ một lượng lớn thức ăn, gây ra tình trạng khó tiêu. Theo thời gian, bệnh viêm dạ dày sẽ hình thành, thậm chí có thể gây loét.

- Ăn nhiều, liên tục sẽ dẫn tới béo phì, làm tăng gánh nặng lên cho thận. Hệ thống nội tiết có thể bị phá vỡ, dẫn tới tăng lượng đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra, béo phì sẽ làm tăng gánh nặng lên bề mặt khớp, tăng tốc độ mòn và lão hóa của cấu trúc, gây viêm khớp biến dạng, đặc biệt là khớp gối.

Những căn bệnh liên quan tới các loại gia vị món ăn

Các loại đồ nướng, đồ ngâm, nước sốt thường sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, khi ăn món ăn có hương vị đậm, nhiều, theo thời gian sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan như:

Ảnh: nailist-job

Ảnh: nailist-job

- Quá ngọt: Tổn thương tim, béo phì, sâu răng.

- Quá mặn: Tổn thương mạch máu, não, thận, xương.

- Quá cay: Tổn thương đường ruột, viêm túi mật.

- Quá nhiều dầu: Tổn thương não, béo phì.

Có nhiều người thích ăn nội tạng động vật, thịt nướng và các loại thực phẩm giàu chất béo, cholesterol cao khác, cộng với việc ngồi 1 chỗ ít hoạt động sẽ khiến chất béo tích tụ lại trong cơ thể. Thói quen như vậy có khả năng gây ra nhồi máu não, xuất huyết não, đột quỵ và các bệnh mạch máu não khác.

Phương pháp giúp kìm chế sự thèm ăn

"Chế độ ăn uống không liên tục" được đề xuất bởi Hiệp hội Tiểu đường Mỹ tại hội nghị ở San Francisco có thể giúp người ăn kìm chế bớt ham muốn ăn uống của mình. Đây là chế độ ăn gián đoạn, có nghĩa là không ăn trong một khoảng thời gian nhất định (thường lâu hơn 12 tiếng).

Ảnh: Hb

Ảnh: Hb

Ví dụ: Nếu bạn ăn trước 6 giờ tối và sau 6 giờ sáng thì bạn cần phải nhịn ăn gián đoạn suốt 12 tiếng.

Chế độ ăn này có những lợi ích được tìm thấy trên các thí nghiệm động vật như:

- Giảm cân nhiều hơn.

- Chuyển hóa chất béo tốt hơn.

- Giảm lượng đường trong máu hoặc giảm mức insulin

- Chỉ số lipid máu và huyết áp tốt hơn.

- Tốc độ lặp của tế bào chậm hơn

- Mức độ viêm thấp hơn và giảm căng thẳng.

- Lão hóa chậm lại và tuổi thọ tăng.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn đang ở gần giờ đi ngủ hoặc bạn ăn vào giờ đi ngủ, ngay cả khi bạn ăn cùng một lượng calo, thì lượng mỡ sẽ tăng hơn so với thời gian ăn ban ngày. Cơ thể chúng ta tuân theo nhịp sinh học tự nhiên. Ăn quá muộn có thể dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, không tốt cho cơ thể. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ đau vai, lưng, ngực cũng có thể là dấu hiệu của khối u ác tính, cần khám ngay kẻo chậm trễ

Đôi khi một vài triệu chứng như đau vai, lưng, tê cánh tay có thể nhiều người sẽ bỏ qua. Những triệu chứng này là dấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ( Theo Aboluowang ) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN