Bất ngờ với tác dụng của loài cỏ mọc dại ở Việt Nam

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Cỏ mần trầu là loại cỏ mọc dại ở Việt Nam từ lề đường tới cửa ngõ và ít ai biết được rằng loại cỏ này có vô vàn tác dụng và ở nhiều nơi trên thế giới nó được xếp vào loại cỏ thần dược.

Cỏ mần trầu có tác dụng tốt.

Cỏ mần trầu có tác dụng tốt.

Chị Đỗ Thị Dung, 32 tuổi, Nam Trực, Nam Định kể cách đây 5 năm chị bị mụn trứng cá ở mặt rất nhiều. Thời thanh niên không có mụn đến khi bước sang tuổi 30 mụn lại nổi loạn. Mặt mụn khiến chị Dung mặc cảm và chị đi khám ở bệnh viện, điều trị cũng không hết.

Lúc đó, chị Dung nghe một người bạn kể lấy nước lá cỏ mần trầu rửa mặt, cỏ tươi giã nát đắp mặt rất có tác dụng.

Chị Dung cẩn thận nhặt cỏ mần trầu phơi khô để nấu nước rửa mặt. Cỏ tươi lấy phần thân cây rửa thật sạch, trần qua nước sôi mới lấy dao cắt nhỏ, cho vào giã nát và đắp mặt tuần 3 lần.

Kiên trì đắp mặt, qua 3 tháng mặt chị Dung đỡ mụn hẳn. Sau này, chị Dung tìm hiểu về cỏ mần trầu mới biết người ta cũng lấy cỏ này làm một số loại cao để đắp mặt làm đẹp da. Không riêng sử dụng để làm đẹp da, lương y Vũ Quốc Trung còn cho biết cỏ mần trầu dùng để sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y với các công dụng không ai ngờ đến. Cỏ mần trầu có nhiều tên khác nhau, thường mọc hoang dại ở nước ta. Nhiều nơi gọi tên như: ngưu cân thảo, tết suất thảo, cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, màng trầu, ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của cỏ có chứa muối nitrat, phần trên mặt đất có chứa beta palmitoyl và sitosterol. Phần cành và lá thường có chứa flavonoid. Theo quan niệm của đông y, cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt hơi đắng có khả năng hạ nhiệt, cầm máu, tan ứ, làm mát gan. Đây là loại cỏ an toàn không có độc tính nào nên có thể sử dụng rộng rãi. Nếu chỉ sử dụng đơn thuần cỏ mần trầu không thì được khuyến cáo lấy cỏ mần trầu, rửa sạch phơi khô nấu nước uống như rễ cỏ tranh, nước trà giúp thải độc gan, làm mát cơ thể, chống táo bón.

Trong đông y, cỏ mần trầu được giới thiệu qua rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với bài thuốc chữa cao huyết áp dùng khoảng 500g cỏ mần trầu rửa thật sạch rồi giã nát trộn chung với 1 bát nước rồi vắt lấy nước cốt, uống mỗi ngày 2 lần. 

Điều trị viêm gan gây vàng da lấy 60g cỏ mần trầu và 30g rễ tổ kén đực cho nguyên liệu vào nấu trong ấm nước rồi uống hàng ngày.

Viêm tinh hoàn lấy 60g cỏ mần trầu tươi và 10 cùi vải. Dùng nguyên liệu sắc lên cho tinh chất tan ra trong nước rồi dùng để uống hàng ngày.

Cỏ mần trầu chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang: 20g cỏ mần trầu, 20g lá từ bi, 20g kim tiền thảo, 20g ké hoa đào. Sau đó đem tất cả những nguyên liệu trên sắc với 400ml nước. Người bệnh uống nước thuốc hàng ngày, chia ra ngày 3 lần sáng, trưa, chiều. Cỏ mần trầu chữa đại tiện ra máu với công thức 1 nắm cỏ mần trầu, 1 nắm muồng trâu (cành lá), 1 nắm cam thảo nam, 1 nắm cây ké, 1 nắm trắc bá diệp, 1 nắm rễ tranh (sao đen), 1 nắm rau má, cỏ mực 2 nắm, ngải cứu 9 lá, củ sả 5, gừng sống 3 lát, than tóc rối 2 muỗng, bách thảo sương 1 muỗng canh. Mang các nguyên liệu này đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày, sắc nước 2 uống trong ngày

Khi thu hái cỏ mần trần, cần tránh các khu vực có thuốc trừ sâu để tránh nguy hiểm tới sức khỏe. 

Loại cỏ dại là ”thần dược” chữa viêm loét dạ dày

Thiến thảo (ảnh) còn gọi là lây thảo, thiên căn, thiến cân. Cây mọc leo, sống lâu năm, rễ sống dai, thân vuông, có gai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Chi ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN