Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh

Mỗi dịp Tết trăng tròn, bánh trung thu lại trở thành loại thực phẩm không thể thiếu với nhiều người. Tuy nhiên, dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ vitamin và ít chất xơ khiến nó tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi ăn loại bánh truyền thống này?

1. Không ăn thay bữa sáng

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 1

Nhiều người thích ăn bánh trung thu nên có thể ăn mọi lúc, thậm chí còn thay cho bữa sáng hay một bữa nào đó trong ngày. Đây thật sự là sai lầm bởi nó gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Bánh trung thu có chứa lượng đường cao và nếu ăn vào buổi sáng, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả tâm trạng của bạn.

2. Không ăn nhanh, ăn nhiều cùng một lúc

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 2

Ăn nhanh sẽ khiến đồ ăn, đặc biệt là các thực phẩm có độ ngọt cao như bánh trung thu tích tụ đường trong máu nhanh hơn bình thường, đặc biệt là người già, trẻ em, vốn hệ tiêu hoá còn yếu. Lượng đường trong máu càng tăng nhanh, năng lượng trong cơ thể sẽ càng khó bị tiêu hao hơn, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

3. Uống trà khi ăn

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 3

Ăn bánh trung thu nên kèm theo một tách trà. Bánh trung thu về cơ bản thành phần gồm rất nhiều bột, đường, dầu, mỡ động vật trong khi trà chứa axit axetic có thể giúp tiêu hóa và ngăn ngừa tích tụ chất béo trong cơ thể, vì vậy một tách trà sẽ giúp cơ thể dễ chuyển hoá hơn. Tốt nhất là dùng trà xanh, trà nhài, trà hoa cúc.

Tránh đồ uống có ga vì kết hợp cùng bánh trung thu sẽ khiến cơ thể phải nạp một lượng calo và đường rất lớn.

4. Không ăn bánh trung thu cả ngày

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 4

Lượng đường dung nạp vào cơ thể mỗi ngày của người bình thường không nên quá 10g nhưng mỗi chiếc bánh lại chứa đến 13g. Việc nhâm nhi bánh trung thu suốt cả ngày khiến bạn rất khó kiểm soát cân nặng trong khi tăng cân bằng cách  này lại hoàn toàn là có hại cho sức khỏe vì mất cân đối dinh dưỡng.

5. Không ăn bánh trung thu đã quá hạn

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 5

Đừng nên miễn cưỡng phải ăn bánh trung thu đã quá hạn sử dụng dù chỉ qua 1 ngày. Vì rất nhiều vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở, chưa kể đến quá trình bảo quản chưa tốt có thể thúc đẩy bánh nhanh chóng hỏng hơn thời gian quy định. Ngoài ra, những chất bảo quản trong bánh hết hạn sẽ trở nên độc hại cho cơ thể.

Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi.

6. Những ai không nên ăn

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh - 6

Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… nên không ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Loét dạ dày, loét tá tràng cũng không nên ăn bánh trung thu vì sẽ làm tăng tiết acid khiến bệnh nặng hơn. Viêm gan cấp mãn tính cũng không ăn bánh trung thu. Ngoài ra, bệnh nhân bị sâu răng, béo phì, xơ cứng động mạch… cũng nên cân nhắc khi ăn bánh trung thu.

Ăn bánh trung thu có chất tạo màu hủy hoại sức khỏe như thế nào?

Các chuyên gia cảnh báo, hiện nay có rất nhiều loại bánh trung thu handmade dùng chất tạo màu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Theo Purelyb) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN