Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Không cần lo "hậu Covid-19" ở trẻ em

Phần lớn trẻ em đi qua bệnh Covid-19 rất nhẹ nhàng, ở trẻ em không nên quá lo lắng chuyện "di chứng" sau bệnh Covid-19. Người ta thường chỉ bàn chuyện phục hồi sức khỏe sau bệnh ở người lớn tuổi, có bệnh nền, người bị bệnh rất nặng phải nằm lâu. Còn trẻ em bị nặng hiếm lắm và chỉ gặp ở một số trường hợp đặc biệt trên cơ địa béo phì hoặc có sẵn bệnh nền.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Nhiều người lo lắng hỏi tôi giờ bị Covid-19 xong đưa bé đi chích ngừa thứ khác được không? Tâm lý có sao? Sau này có gây ra vấn đề gì không? Câu trả lời là không sao hết.

Thường ở trẻ em, 14 ngày kể từ khi khỏi bệnh là trẻ đã có thể hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường, có thể tiêm chủng các loại vắc-xin dành cho bệnh khác an toàn.

Trẻ em cũng không dễ bị rơi vào trạng thái lo âu quá độ như ở người lớn. Người lớn có khi lo âu, hoảng loạn tới mức mất ngủ, thay đổi nhịp tim nhưng trẻ em chỉ có thể tỏ ra lo lắng khi chính cha/mẹ chúng quá lo âu mà làm ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ cũng bất an theo. Trẻ sẽ trở lại bình thường ngay khi người lớn thôi tỏ ra lo âu quá độ.

Chỉ đáng lo ở việc trẻ bị mang đi cách ly khi không có người lớn bên cạnh, nhất là xa mẹ, điều đó không nên, có thể gây ra sang chấn tâm lý. Nên hạn chế tối đa việc này. Nếu cha, mẹ của trẻ cũng bị Covid-19 nặng không thể ở chung được thì phải tìm cách để trẻ được ở chung với một thành viên trong gia đình.

Nếu có những điều ngoài mong muốn, hãy cố gắng động viên trẻ, giúp đỡ trẻ sau đó. Trẻ em thường rất hiểu chuyện nhưng cũng rất vô tư. Chỉ cần người lớn cố gắng tỏ ra bình thường, bớt lo âu thì trẻ cũng sẽ bớt lo âu.

Muốn như vậy, phụ huynh không nên chăm chăm đi tìm hiểu, đọc các nguồn về chuyện này, chuyện kia sau căn bệnh để rồi tự chuốc lấy hoảng sợ. Nếu bản thân bạn và các thành viên gia đình khác đều đã vượt qua thời kỳ F0 với các triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, hãy cứ bình tâm ăn uống bồi bổ, nghỉ ngơi để sớm trở lại với nhịp sống bình thường.

Thường thì trong căn nhà F0, trẻ nhỏ lại là người hồi phục sớm nhất và hoàn toàn có thể phụ chăm sóc những người lớn còn chưa khỏe hẳn.

Nguồn: [Link nguồn]

Những việc F0 điều trị tại nhà, đặc biệt là trẻ em không nên làm để tránh căng thẳng

Bộ Y tế hướng dẫn F0 cần tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch COVID-19, nhất là trên các mạng xã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN