Áp lực cuộc sống, ngoài 20 đã bị đột quy
Ngoài 20 tuổi, chị Phương bị rơi vào trạng thái mất ngủ, giảm trí nhớ và hay đau đầu. Ban đầu chị nghĩ do áp lực công việc quá khiến chị có cảm giác như thế. Đến tháng 8, khi chị bị ngất lịm do tai biến mạch máu não người nhà chị mới vỡ lẽ chị đã ủ bệnh từ lâu.
Đột quỵ vì căng thẳng stress
Trường hợp của chị Phạm Thị Phương (26 tuổi, trú tại Văn Điển, Hà Nội) là một trong nhiều bệnh nhân trẻ được PGS, TS Nguyễn Minh Hiện - Trưởng khoa Đột quỵ Bệnh viện 103 tiếp nhận điều trị. Vào tháng 6 vừa qua, chị Phương nhập viện trong tình trạng tai biến mạch máu não. Sau khi điều trị bệnh của chị Phương đã thuyên giảm nhưng hiện tại chị vẫn khó có thể quay lại cuộc sống như trước.
Người nhà của chị Phương cho biết chị Phương mắc chứng rối loạn giấc ngủ, hay đau đầu, trí nhớ giảm. Khi đó, mọi người cho rằng chị bị chứng hậu sản vì có thể sau khi sinh chị không kiêng nước, kiêng gió. Thời gian kéo dài, chị Phương chủ quan cho rằng do công việc kế toán có nhiều áp lực và do chứng huyết áp thấp nên chị chủ quan không để ý kỹ.
Nhưng đến tháng 6 vừa qua chị đã đột quỵ ngay trên bàn làm việc. Lúc này, chị được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu. Sau khi điều trị xong, hiện nay cuộc sống của chị Phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chị bị liệt hai chân và đang phải điều trị phục hồi chức năng.
Rất nhiều người bị đột quỵ ngay trên bàn làm việc. (Ảnh minh họa)
Hay như trường hợp của anh Bùi Quang Tuyến, 32 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cũng bị chứng đột quỵ. Anh Tuyến chủ quan mình có sức khỏe. Những biểu hiện ban đầu như cao huyết áp, bốc hỏa anh đổi lỗi do thời tiết. Đến khi anh gục ngay tại nhà, người nhà đưa đi cấp cứu mới biết anh bị chứng đột quỵ do suy nghĩ quá nhiều.
Người nhà của anh Tuyến cho biết anh vay ngân hàng mở một công ty truyền thông riêng. Từ ngày thành lập công ty, anh không nhận được hợp đồng nào lớn. Các hợp đồng chỉ vài chục triệu đồng. Một năm trở lại đây, công ty của anh không nhận thêm được 1 hợp đồng nào. Khủng hoảng kinh tế, nợ ngân hàng khiến anh bao đêm mất ngủ, trằn trọc. Vợ và người nhà chỉ nghĩ rằng anh lo cho công việc nên cũng không ai để ý.
Khi ra viện anh Tuyến vẫn mang nhiều di chứng. Đến nay, mọi sinh hoạt của anh đều phụ thuộc vào mẹ và vợ.
Bệnh đột quỵ đang trẻ hóa
PGS, TS Nguyễn Minh Hiện - Trưởng khoa Đột quỵ Bệnh viện 103 cho biết hiện nay tỷ lệ trẻ hóa của bệnh đột quỵ đang tăng nhanh. Căn bệnh đột quỵ là kẻ giết người âm thầm đứng sau ung thư và tim mạch. Người ta thường chủ quan cho rằng đây là bệnh chỉ xảy ra ở người già, người trung niên mà quên đi mất rằng người trẻ chỉ cần stress quá nhiều cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tiền thân của đột quỵ não đó là thiểu năng tuần hoàn não. Ví dụ cần 2 lít máu để nuôi não thì bệnh nhân chỉ có 1 - 1,5 lít. Thiếu máu não do nguyên nhân tắc hẹp, bị vật chèn ép giống như nước chảy ở cống nếu bị vật cản thì chậm chảy. Do xơ vữa động mạch, bệnh hẹp ven hai lá, thấp khớp mà người Việt Nam mắc nhiều.
Biểu hiện của bệnh này là nhức đầu. Đây là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh. Ngoài ra, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung thường gặp ở thiểu năng, tê bì nhức mỏi chân tay, tim đập nhanh, có cơn bốc hỏa... cũng là những triệu chứng nhắc nhở tới bệnh đột quỵ.
Những đối tượng thường mắc bệnh này nhất là tuổi trung niên và người cao tuổi từ 50 -59 tuổi, người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người có nghiên cứu trí óc, lao động sáng tạo cao, nam giới mắc cao hơn nữ giới. Một số bệnh tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, uống bia, hút thuốc nhiều, stress...gây xuất huyết não, xơ vưxa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Hiện nay, điều trị thiếu máu não có thể kết hợp cả đông y với học nhiện đại. Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường phải uống thuốc suốt đời. Chúng ta cũng có thể sử dụng một vài bài thuốc trong dân gian có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh này như củ đinh lăng, củ tam thất, chè. Để phát hiện sớm thiểu năng tuần hoàn não, khi có các biểu hiện trên cần đi kiểm tra sức khỏe ngay.