Ăn hạt cây củ đậu luộc, 3 bố con nhập viện cấp cứu

Khoảng 15 phút sau khi ăn, anh T. xuất hiện các hiện tượng buồn nôn, nôn, chóng mặt, nên vợ anh đã đưa anh cùng 2 con vào bệnh viện cấp cứu.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc vừa tiếp nhận và điều trị cho 3 trường hợp là anh V.T.T (34 tuổi), cùng 2 con (trú tại xã Kim Long, Tam Dương) có các biểu hiện ngộ độc như buồn nôn, nôn, chóng mặt sau khi ăn hạt cây củ đậu.

Anh V.T.T cho biết vào chiều 13/11, anh ra vườn nhà thấy cây củ đậu có hạt, anh đã hái và luộc ăn trong bữa cơm tối. Hai con anh ăn thử thấy đắng nên không ăn nữa, riêng anh T. ăn nhiều hơn. Khoảng 15 phút sau khi ăn, anh T. xuất hiện các hiện tượng buồn nôn, nôn, chóng mặt, nên vợ anh đã đưa anh cùng 2 con vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc để cấp cứu.

Hạt cây củ đậu.

Hạt cây củ đậu.

Nhờ được cấp cứu kịp thời, tình trạng sức khỏe của anh T. hiện tại đã ổn định. 2 con của anh T. do ăn ít, các dấu hiệu ngộ độc không rõ ràng, hiện các bé đã được chuyển sang khoa Nhi để tiếp tục theo dõi thêm.

Theo các bác sĩ, củ đậu là một món ăn giải nhiệt rất mát và bổ, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong phần thân, lá, hoa, quả/hạt của cây củ đậu có chứa chất Rotenon - một chất độc thường được dùng làm chế phẩm trong thuốc trừ sâu.

Khi được hấp thu vào cơ thể, Rotenon gây ức chế hô hấp của tế bào gây tăng sinh lactate nhiễm toan hóa máu, tăng hình thành các gốc oxy hóa tự do và gây chết tế bào. Sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ,... Ở mức độ nặng hơn, Rotenon gây ức chế thần kinh khiến người bệnh rơi vào hôn mê, co giật, ngừng thở, ngừng tim và dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Đặc biệt, Rotenon trong hạt củ đậu có thể diễn tiến nặng rất nhanh. Tuy nhiên hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong vòng 2-5 giờ sau khi ăn phải chất độc.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên hết sức cẩn trọng khi ăn các loại quả, hạt lạ, khi xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế nhằm kịp thời kiểm soát tình trạng ngộ độc, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn đồ ủ chua tự làm có gây ngộ độc botulinum?

Nhiều người có thói quen tự muối chua thực phẩm để dành ăn dần hay mua thực phẩm muối chua nhà làm, liệu như vậy có nguy cơ bị ngộ độc botulinum?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN