Ăn bao nhiêu miếng bánh trung thu để không bị tăng cân?

Sự kiện: Tết Trung thu

Ăn bánh trung thu rất khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy, cần phải ăn đúng cách.

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng.

Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo, với những trẻ gầy thì còn đỡ, với trẻ thừa cân béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thì là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Những trẻ gầy thì lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì sẵn sàng “thanh toán” gọn ghẽ, thậm chí bánh càng ngọt càng béo chúng lại càng thích. Vì vậy, sau tết Trung thu, bao nhiêu công tập luyện, chế độ ăn kiêng trước đó coi như vô ích.

Trong bánh có rất nhiều đường và chất béo, trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng, ngoài tạo nên hương vị đặc trưng còn là một biện pháp để bảo quản. Về thành phần dinh dưỡng của 1 chiếc bánh dẻo nhân thập  cẩm khoảng 170 gam, nó cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid...

Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phì hoặc trẻ rối loạn dung nạp glucse có thể gây ra tiểu đường. Còn ở trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.

Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại, chất béo lấy từ hạt dưa, hạt điều, vừng là có chút acid béo không no có lợi. Lượng chất béo trong 1 chiếc bánh trung thu bàng 1 – 2 lần lượng chất béo trong 1 bát phỏ bò hoặc phở gà.

Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Các vitamin trong bánh không nhiều lắm, đồng thời qua chế biến và bảo quản cũng đã hao hụt đáng kể.

Ăn bánh khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy chỉ cho trẻ ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ.

Ăn xong trẻ cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn. Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp.

Nếu ăn ½ bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm thì nhớ đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa. Với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo, mặc dù vậy vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cũng cho biết để không tăng cân, PGS Lâm lưu ý nên cắt nhỏ bánh, chỉ nên ăn góc 1/8 của bánh, nhiều nhất là góc 1/4 tương đương với một bữa ăn sáng. Bên cạnh đó, khi đã ăn bánh trung thu thì nên giảm bớt các thực phẩm khác, đặc biệt là cơm, bánh mì, bún, phở… Có thể nhặt bỏ những miếng mỡ, mứt trong bánh để giảm năng lượng đưa vào cơ thể.

Ngoài ra, để giảm vị ngọt, có thể ăn kèm với hoa quả có nhiều nước và chỉ số đường thấp hoặc uống trà khi ăn bánh…

Nguồn: [Link nguồn]

Tết Trung thu đang đến gần, ăn bánh Trung thu cần lưu ý những điều này kẻo rước họa vào thân

Bánh Trung thu là loại thực phẩm giàu chất béo, đường và cholesterol, ăn quá nhiều sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN