9 điều cấm kỵ khi uống thuốc, tránh ngay kẻo rước họa vào thân

Uống thuốc không đúng cách sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vô cùng nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng uống thuốc đúng cách rất đơn giản, chỉ cần nuốt viên thuốc, uống cùng nước ấm và uống đúng giờ là được. Tuy nhiên điều này có thể không dễ dàng như bạn nghĩ. Một số chi tiết nhỏ cần được chú ý khi uống thuốc, nếu không có thể làm giảm tác dụng của thuốc, gây tổn thương thực quản, thậm chí tử vong.

Nằm uống thuốc

Nằm khi uống thuốc sẽ khiến thuốc dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà có thể gây tổn thương vách thực quản. Ảnh minh họa.

Nằm khi uống thuốc sẽ khiến thuốc dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà có thể gây tổn thương vách thực quản. Ảnh minh họa.

Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản.

Bác sĩ phẫu thuật người Trung Quốc Giang Khôn Tuấn từng chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi 60 cảm thấy cổ của mình có biểu hiện lạ nên đã đến bệnh viện khám. Khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện ra toàn bộ phần gần cổ bệnh nhân dài khoảng 15cm là mụn mủ, thậm chí còn đào ra các viên thuốc từ bên trong những lớp mủ này.

Hỏi ra mới biết sau khi bị cảm, nam bệnh nhân đã uống thuốc cảm rồi đi ngủ ngay. Kết quả là thuốc không trôi vào dạ dày mà bám vào thành thực quản và gây ra các vết loét nghiêm trọng.

Do đó, bác sĩ Giang nhấn mạnh tư thế uống thuốc đúng là ngồi thẳng lưng sau khi uống thuốc, để thuốc đến dạ dày một cách thuận lợi.

Tùy tiện về thời gian

Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian, khoảng 8 tiếng uống 1 lần. Nếu uống dồn cả vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi tối lại không đạt hiệu quả điều trị.

Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn", bạn cần dùng thuốc khi dạ dày còn trống. Nếu trong 1-2 giờ trước khi uống thuốc, bạn lại ăn quà vặt thì vẫn là không đúng.

Nuốt thuốc không dùng nước

Một số người không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Điều này có thể làm tổn thương thực quản. Hơn nữa, do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc có thể kết thành sỏi ở trong cơ thể.

Các loại nước không nên dùng với thuốc

Tốt nhất nên dùng nước lọc ấm để uống thuốc. Ảnh minh họa.

Tốt nhất nên dùng nước lọc ấm để uống thuốc. Ảnh minh họa.

Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm. Các loại đồ uống như sữa, nước hoa quả, trà, nước có gas, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

Một số người thích uống thuốc với sữa nhưng một số ion canxi trong sữa sẽ kết hợp với thuốc, dẫn đến việc kém hấp thu, chẳng hạn như kháng sinh. Do đó, dùng sữa để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Đối với cà phê và trà, bác sĩ Giang chỉ ra rằng chất caffein trong hai loại đồ uống này có thể có tác dụng nâng cao tinh thần, cũng có đặc tính lợi tiểu. Uống nhiều trà, cà phê thì thuốc sẽ bị đào thải ra ngoài nhanh chóng. Hơn nữa, chất caffein có thể kết hợp với một số loại thuốc tạo ra tác dụng phụ. Tốt nhất chúng ta không nên dùng đồ uống có chứa caffein kèm thuốc.

Nước có gas cũng là loại đồ uống “tối kỵ” với việc uống thuốc. Thành phần chính của nước có gas là nước và khí cacbonic, có thể tạo ra tính axit hơi yếu. Đặc điểm của một số loại thuốc là phải có giá trị pH thích hợp trong dạ dày thì mới được hấp thụ. Nếu uống thuốc bằng đồ uống có gas, nó có thể làm thay đổi độ pH của dạ dày và gây ra tình trạng kém hấp thu.

Không uống thuốc ngay trước hoặc sau khi ăn bưởi

Có rất nhiều enzym trong gan được sử dụng để chuyển hóa thuốc, trong đó enzym quan trọng nhất được gọi là "CYP3A4" nhưng một số thành phần trong bưởi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của enzym này, thậm chí dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài bưởi, cam và quýt cũng không nên ăn trước và sau khi uống thuốc.

Uống thuốc thẳng từ chai

Sai lầm này thường gặp với dạng thuốc nước. Uống thuốc thẳng từ chai dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Ảnh minh họa.

Nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Ảnh minh họa.

Mỗi một loại thuốc có một tính năng, công hiệu riêng cũng như có những tính chất và phản ứng khác nhau. Nếu uống nhiều loại thuốc cùng lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các loại thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau.

Ví dụ, nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý.

Vận động ngay sau khi uống thuốc

Thông thường sau 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Ăn uống tùy tiện

Thực tế có những kiêng kị trong ăn uống để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác nguy hiểm trong thời gian sử dụng thuốc. Chẳng hạn khi dùng thuốc hạ huyết áp, chống đau tim, bạn cần kiêng ăn mặn, rượu và thuốc lá. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn xem có phải kiêng ăn uống gì không.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hiện nguyên tắc “5 đúng” để uống thuốc an toàn

Sử dụng thuốc đúng cách có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Dù là thuốc dùng để điều trị hay hỗ trợ nâng cao thể trạng đều có những nguyên tắc sử dụng. Nếu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa  ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN