5 việc cần làm để cải thiện chứng hay quên, mất tập trung do "sương mù não" hậu COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Biểu hiện căng thẳng, thay đổi nhận thức, mất tập trung, hay quên sau khi khỏi Covid là dấu hiệu điển hình của hiện tượng "sương mù não".

Theo bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, hậu COVID một số bệnh nhân gặp hiện tượng sương mù não, biểu hiện lo lắng, căng thẳng, thay đổi nhận thức, mất tập trung, hay quên do liên quan thiếu máu não, rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng suy nghĩ người bệnh, hay nói sai từ ngữ, khó khăn trong việc tìm vật dụng, khó biểu đạt ý nghĩ của mình. Ngoài ra bệnh có thể còn kèm thêm nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, tay chân run, dễ hồi hộp.

Hay quên, mệt mỏi và kém minh mẫn... là những dấu hiệu đặc trưng của chứng sương mù não. Ảnh minh hoạ

Hay quên, mệt mỏi và kém minh mẫn... là những dấu hiệu đặc trưng của chứng sương mù não. Ảnh minh hoạ

Hiện chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng theo các nghiên cứu nước ngoài, đối tượng gặp tình trạng này này bao gồm cả người trẻ và người cao tuổi, người mắc triệu chứng nhẹ hoặc nặng trong lúc nhiễm nCoV. Đặc biệt "sương mù não" hay gặp ở người cao tuổi có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lo âu, trầm cảm...

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết người bị sương mù não hậu Covid-19 đều khỏi bệnh mà không phải điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị tình trạng này dai dẳng, kéo dài khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu đang phải chiến đấu với sương mù não hậu Covid-19, bạn không nên né tránh mà hãy chấp nhận nó và tìm cách đối phó. Khi tình trạng gặp bất kỳ vấn đề về thần kinh nào kéo dài sau 4-12 tuần hậu Covid-19, bạn nên tới gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu tình trạng kéo dài 4-12 tuần hậu Covid-19 thì nên đi khám sớm. Ảnh minh hoạ

Nếu tình trạng kéo dài 4-12 tuần hậu Covid-19 thì nên đi khám sớm. Ảnh minh hoạ

Theo chuyên gia thần kinh, GS Andrew E. Budson, để cải thiện tình trạng sương mù não hậu Covid-19 người bệnh cần làm tốt những điều sau:

- Tập thể dục thường xuyên: Chúng ta có thể mất nhiều thời gian để bắt đầu các bài tập ở thời gian đầu, nhưng bạn cũng không cần quá nôn nóng. Các bài thể dục nhịp điệu kéo dài 2-3 phút, thực hiện vài lần/ngày là cách khởi đầu khá tốt. Sau đó, bạn nên duy trì thói quen luyện tập tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn cân bằng, nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh giúp cải thiện khả năng tư duy, tăng cường trí nhớ và sức khỏe não bộ.

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng để cải thiện chứng sương mù não. Ảnh minh hoạ

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng để cải thiện chứng sương mù não. Ảnh minh hoạ

- Ngủ đủ giấc: Với não bộ, giấc ngủ là "món ăn" quan trọng giúp cơ quan này thư giãn sau một ngày căng thẳng và cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Vị chuyên gia khuyến cáo bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.

- Tránh rượu và chất kích thích: Rượu, bia, chất kích thích gây căng thẳng và ảnh hưởng xấu tới não. Nếu đang gặp vấn đề về thần kinh hậu Covid-19, bạn không nên sử dụng các chất này.

- Tham gia các hoạt động xã hội: Khoảng thời gian giãn cách xã hội khiến tâm trạng và thể chất của chúng ta bị ảnh hưởng. Các hoạt động xã hội không chỉ giúp bạn vui vẻ, thoải mái hơn mà còn hỗ trợ giảm thiểu stress, căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động trải nghiệm mới như nghe nhạc, thiền, kích thích nhận thức và giữ thái độ tinh thần tích cực…

Nguồn: [Link nguồn]

”Tinh binh” yếu, giảm khả năng sinh sản vì hậu COVID-19

Virus SARS-CoV-2 gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe chung của con người, một trong số đó là làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN