4 thảo dược hỗ trợ giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Có một số thảo dược rất dễ kiếm có thể giúp giảm các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19 như: Sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi…

Nhiều người có tâm lý lo lắng khi tiêm chủng

Khi dịch bệnh còn phức tạp thì giải pháp hiện nay là tiêm phòng vắc-xin. Tuy nhiên do vấn đề tâm lý và tác dụng phụ sau tiêm phòng khiến nhiều người lo lắng quá mức. Có người còn sợ tới mức huyết áp tăng cao.

Nguyên nhân có thể do hồi hộp, mong chờ đến ngày được tiêm vắc-xin, có thể cả đêm hôm trước không ngủ được.

Hai là lo lắng, sợ hãi các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mình có thể mắc phải. Do đó làm cho tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường, mạch máu co lại theo phản ứng sinh lý của cơ thể lúc đó mà gây nên.

Một số thảo dược giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm

Một số loại rau gia vị quanh ta có thể giúp ứng phó với bất lợi sau tiêm vắc-xin COVID-19, trong đó có triệu chứng sốt.

1. Kinh giới

Kinh giới giúp giảm đau đầu, phát sốt sau tiêm.

Kinh giới giúp giảm đau đầu, phát sốt sau tiêm.

Kinh giới là loại rau ăn sống hằng ngày, quen thuộc với mỗi người dân.

Món bún đậu mắm tôm không thể thiếu rau kinh giới. Nó có tác dụng phát tán phong hàn, phong nhiệt, điều trị chứng đau mỏi người, hắt hơi, cảm cúm, các chứng hư đau đầu, phát sốt.

Kinh giới vị cay, có nhiều tinh dầu, tính phát tán và đi lên trên, làm cho khí cơ thông thoáng, kinh mạch lưu thông. Vệ biểu được tăng cường bền chặt, làm củng cố lớp phòng vệ cho cơ thể.

Kinh giới còn có tác dụng giải độc tố, trừ khí lạnh của cơ thể. Nó còn làm cho điều hòa thân thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Do có tinh dầu nên kinh giới có tác dụng phát tán và phát hãn mạnh, giúp điều huyết áp, hạ sốt, giảm đau đầu.

2. Tía tô

Tía tô giảm đau.

Tía tô giảm đau.

Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường lá tía tô (tô diệp) có tác dụng cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo.

Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.

Cành tía tô có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Khi tiêm vắc-xin về, các cơ chế thần kinh xảy ra, đa phần là do bệnh nhân lo lắng, suy nghĩ quá mức mà sinh ra bệnh. Điều này thực tế cho thấy phần lớn các bệnh nhân bình thường không biểu hiện gì nhiều, chủ yếu mệt mỏi thoáng qua, có một vài người biểu hiện mẫn cảm, kích ứng mạnh mẽ.

Tâm lý quan trọng, khi biết trước được bạn sẽ đỡ lo lắng hơn nên một số cơ chế thần kinh không sinh ra bạn sẽ không bị biểu hiện nặng.

Hai loại lá tía tô và kinh giới giúp chúng ta giải quyết phần lớn các triệu chứng này.

3. Lá ngải cứu

Ngải cứu giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Ngải cứu giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Có tác dụng tốt trong chống viêm, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, tốt cho đường tiêu hóa, bạn sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa sau khi tiêm phòng về.

Bát canh ngải cứu trứng gà sẽ giúp cho giảm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi sau tiêm do ngải cứu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, đồng thời làm tiêu tích tụ, chống ngưng kết tụ.

Hơn nữa dùng an toàn cho phụ nữ có thai.

4. Rau ngót

Rau ngót giúp giảm đau mỏi cơ.

Rau ngót giúp giảm đau mỏi cơ.

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não.

Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị dập nát. Vì thế, nên sử dụng rau tươi, nấu xong ăn ngay là cách tốt nhất để bảo toàn lượng vitamin C trong rau.

Theo y học cổ truyền, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, tiêu huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, điều trị đau mỏi cơ nên dùng tốt sau khi tiêm vắc-xin, giúp giảm bớt các triệu chứng sau tiêm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng trứng gà chườm vào chỗ tiêm giúp giảm đau, chống phù nề. Trứng gà luộc chín khi còn nóng, bọc vải mỏng, lăn đi lăn lại quanh chỗ tiêm, giúp cho giảm đau, chống viêm, chống phù nề tại chỗ.

Đây là cơ chế dùng nhiệt, nếu nhà nào không có trứng gà thì có thể dùng trứng vịt hoặc túi chườm nóng, đèn hồng ngoại…

Một số thực phẩm hạn chế ăn trong 3 ngày sau tiêm vì khi ăn các thực phẩm này khí cơ trì trệ, người nặng mỏi hơn, hoặc đau hơn, nguy cơ bị dị ứng cao hơn, dễ phát sốt như: Bí đao, cà, măng, rau rút, thịt gà, tôm, nhộng tằm, thịt ếch… Đặc biệt kiêng tuyệt đối bia rượu trong 3 ngày sau tiêm.

Nguồn: [Link nguồn]

4 điều cần biết cho phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin COVID-19

WHO khuyến cáo không trì hoãn mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm vắc-xin COVID-19. Trừ Sputnik V vì theo hướng dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN