4 khắc tinh của SARS-CoV-2 xuất hiện ở những nơi không ngờ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Cũng như mọi sinh vật trên Trái đất, SARS-CoV-2 cũng có "thiên địch", đem đến triển vọng về những loại thuốc bền vững, hiệu quả cao chống lại nó.

1. Vi khuẩn gây bệnh hô hấp

Một nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Allergy and Clinical Immunology vào tháng 12-2021 cho thấy OM-85, một chất chiết xuất từ thành tế bào một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp thông thường, có khả năng ngăn SARS-CoV-2 gắn với thụ thể ACE2 - chính là "cổng vào" của virus khi muốn tấn công các tế bào của con người.

Đây là phát hiện bất ngờ bởi OM-85, được dùng để chế ra thuốc Broncho-Vaxom có mặt phổ biến trên thị trường từ lâu, được cho là chỉ giúp dự phòng bệnh hô hấp do chính các vi khuẩn mà thành tế bào được chiết xuất ra thuốc.

Virus SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Internet)

Virus SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Internet)

2. Lạc đà cừu Nam Mỹ

Trong một nghiên cứu công bố trên The EMBO Journal, nhóm tác giả từ viện Max Planck về Hóa lý sinh học (MPI) và Trung tâm Y tế Đại học (UMG) ở Göttingen - Đức đã mô tả cách thức 45 kháng thể nano đặc biệt mà họ phân lập được từ hệ miễn dịch của các con lạc đà cừu Nam Mỹ (lạc đà alpaca) chống lại virus gây bệnh Covid-19.

Những kháng thể đặc biệt này đặc biệt nhạy với các chủng mang đột biến "thoát miễn dịch" là Alpha và Delta.

Lạc đà cừu Nam Mỹ mang yếu tố đặc biệt giúp chống lại SARS-CoV-2 hiệu quả (Ảnh: SciTech Daily)

Lạc đà cừu Nam Mỹ mang yếu tố đặc biệt giúp chống lại SARS-CoV-2 hiệu quả (Ảnh: SciTech Daily)

Các kháng thể nano này có thể được chế thành thuốc đơn giản dưới dạng hít, giúp trung hòa ngay lập tức virus trong đường hô hấp bởi chúng rất nhỏ và dễ xâm nhập sâu đường hô hấp. Giảm được virus khu trú trong đường hô hấp sớm có thể góp phần giảm tải lượng virus nói chung, đem đến cơ hội giảm bệnh nặng cũng như giảm phá tán mầm bệnh.

3. Cá mập

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Wissconsin - Madison, Đại học Minnesota (Mỹ) và Công ty y sinh học Elasmogen (Scotland, Vương quốc Anh) cho biết các protein giống kháng thể được gọi là VNARs, có nguồn gốc từ hệ miễn dịch của cá mập, đã thành công trong việc ngăn chặn SARS-CoV-2 trong các thử nghiệm.

Cá mập mang các VNARs giúp ngăn chặn SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Internet)

Cá mập mang các VNARs giúp ngăn chặn SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Internet)

Protein VNARs này sẽ giành quyền liên kết với virus khi chúng đi vào cơ thể, từ đó ngăn virus liên kết với các protein của người và xâm nhập tế bào. Nó cũng có khả năng nhận diện những protein virus mà hệ miễn dịch của người không thể "nhìn" thấy khi virus đột biến để thoát miễn dịch.

4. Sữa mẹ

Tất nhiên phải là sữa của những bà mẹ đã tiêm ngừa hay đã mắc Covid-19. Giả thuyết về việc trẻ sơ sinh được bú sữa ở người mẹ đã có miễn dịch sẽ giúp trẻ gián tiếp được "tiêm vắc-xin" đã có từ đầu đại dịch; dựa trên bằng chứng về việc truyền kháng thể cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ đối với các bệnh khác (ví dụ mẹ tiêm vắc-xin thủy đậu, sởi... đầy đủ, con sẽ được bảo vệ 6-9 tháng đầu đời).

Nhiều bệnh viện trên thế giới đã áp dụng mô hình cho mẹ mắc Covid-19 trực tiếp chăm sóc và cho con bú dựa trên nguyên lý này. Điều đó cũng được thực hiện tại TP HCM từ tháng 6-2021.

Ngày càng nhiều nghiên cứu củng cố điều này. Công trình được thực hiện bởi Đại học Rochester và Đại học New York (Mỹ), công bố tháng 11-2021 đã tìm kiếm kháng thể trung hòa trong sữa của 77 bà mẹ đang cho con bú, trong đó 47 người là bệnh nhân Covid-19 và 30 người đã tiêm ngừa Covid-19 đủ mũi.

Trước đó chỉ vài ngày, công trình do Bệnh viện Trẻ em Bambino Gesù (Rome - Ý) thực hiện cũng phát hiện kháng thể trong nước bọt của các em bé sinh ra từ mẹ mắc Covid-19 và được chăm sóc, cho bú từ đầu. 

Các phát hiện trên lý giải việc trẻ em sinh ra và được chăm sóc trực tiếp từ sản phụ mắc Covid-19 hầu hết đều không bị lây bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Thao tác ai cũng có thể làm giúp tạo thêm giáp sinh học chống SARS-CoV-2

Interferon, các protein tự nhiên của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus xâm nhập, bao gồm SARS-CoV-2, có thể bị ''khóa"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN